Thành Thiên Tân đích thị là một cái tụ bảo bồn, nuôi người nghèo nhưng
cũng dưỡng người giàu, mà người giàu càng nhiều thì trộm cắp càng nhiều
hơn. Thời bấy giờ thường thường gộp chung ăn trộm và đạo tặc lại làm
một, trong xã hội cũ không hề phân biệt rạch ròi hai thứ này với nhau.
Trộm tức là nói tới loại hành động chuyên móc túi người qua đường, thuận
tay lấy một vài thứ trong cửa hàng mà không trả tiền cũng là trộm, mà đạo
tặc thì còn chia ra thành nhiều loại phức tạp hơn. Có loại phi tặc lợi hại
chẳng khác chi khỉ vượn, trèo tường vượt nóc dễ như bỡn, đột nhập trăm
nhà viếng thăm ngàn căn hộ, bẻ cửa cạy khóa đánh cắp tài vật. Lại còn có
thứ thổ tặc chuyên nhập địa mà đào mồ tróc mả, kiếm lời trên thân người
chết. Một loại khác chính là thủy tặc, chỉ nghe qua là đủ biết không thể nào
rời khỏi nước.
Phía tây có một tên thủy tặc, người không tên họ, chỉ có một cái nhũ danh
gọi là Ngư Tứ nhi, kẻ này không phải là một đạo tặc giỏi giang gì cho lắm,
theo như chuyện thành Thiên Tân kể lại mà nói thì còn không bằng một bãi
phân chim. Thế nhưng cũng có câu: “Phân chim mà thành tinh, lão ưng
cũng phải tức chết”, Ngư Tứ nhi chính là như vậy, bản lãnh không lớn
nhưng lòng tham không nhỏ, hắn không có tài nghệ nào, chỉ biết dệt “Lưới
tuyệt hậu”.
Trước tiên ta hãy nói qua một chút xem lưới tuyệt hậu là thứ gì?
Thông thường khi đánh bắt cá trên sông, người ta đều phải giăng ra một
tấm lưới, lưới đánh bắt có vòng trúc làm chài, quăng xuống sông một lát
sau đó kéo lên vậy là có thể vớt được tôm cá dưới sông. Đôi khi có thể bắt
được cá, nhưng cũng có khi không có gì, kéo lên chỉ toàn là bùn sình rong
rêu rác rưởi dưới đáy cũng là chuyện bình thường. Còn thứ lưới tuyệt hậu
mà Ngư Tứ nhi tạo ra, sông rộng bao nhiêu thì lưới rộng bấy nhiêu, ngăn ở
giữa sông xong lại dùng cây trúc đóng cọc, lưới cá quấn quanh gậy trúc đến
mấy tầng, dùng lưới tạo thành một cái mê cung vây tứ phía, chỉ chừa lại