cửa Đông sang cửa Tây. Các cửa thành đều lấp hết, sự đi lại phải dùng thang
(?).
« Ngày mồng tám tháng ba năm Nhâm-ngọ, vào khoảng giờ Thìn, một
người thông-ngôn Nam-kỳ, tên là Phong (tức là đốc-phủ Phong) mang chiến
thư vào thành. Án-sát Tôn-Thất-Bá xin với quan Tổng-đốc ra thương lượng
với ông năm (?) Henri Rivière về đình-chiến.
« Quan Tổng đốc sai giòng dây cho Tôn-Thất-Bá xuống góc thành cửa
Bắc (phía bóp hàng Đậu). Nhưng sự thật thì Tôn-Thất-Bá lập-tâm trốn ra
nằm ở đền Ngọc-sơn (?) ; khi thành đã vỡ thì theo binh Pháp mà nhận lấy
thành.
« Cách độ một giờ sau, quân Pháp bắt đầu bắn vào góc thành cửa Bắc,
chết một viên quản đội Hùng-nhuệ. Bố-chánh Tuyển bỏ chạy. Quân Pháp
bắc thang vào. Tuyển chạy thẳng vào kho. Kho bốc hỏa. (Chỗ này cụ cử Tốn
lại nói thêm rằng Hoàng-Diệu đã dấu thuốc súng ở kho Hậu-lâu ; chỗ kho
lửa bốc cháy là do mấy tên nội phản đốt hỏa-hổ làm hiệu cho quân Pháp, và
để làm loạn lòng quân ta. Sự thật thì kho thuốc súng vẫn còn nguyên). Rồi
súng bắn xối vào chỗ quan Tổng-đốc đóng ở cửa Chính-bắc.
« Đề-đốc Lê-Trinh giữ cửa Đông bỏ chạy. Chỉ còn phó-lĩnh-binh là Hồ-
Văn-Phong đứng kèm với quan Tổng-đốc. Ở cửa Tây, thì lãnh binh Lê-Trực
thấy núng cũng tháo lui. Ở cửa Nam thì thủy-sư lĩnh-binh Nguyễn-Đình-
Khang (Đường ?) cố-thủ.
« Pháp quân bắn vào cửa Bắc dữ quá. Quan thượng (Hoàng-Diệu) mới
lên voi chạy vào Hoàng-cung. Vào sân rồng, lạy năm lạy ; vừa lạy vừa khóc
rồi quay ra. Lúc ấy, quan Tổng-đốc chít khăn xanh, mặc áo the thâm, thắt
lưng nhiễu điều, tay cầm kiếm. Ngài đến cửa Võ-miếu. Xuống voi, đi vào,
có mười võ cử sung suất-đội đi theo.
« Đến đấy, ngày đuổi cả ra, và bảo rằng : « Ai muốn về Huế thì về ; còn
ai muốn đánh thì theo lên quân-thứ Sơn-tây ». Nói xong ngài vào Võ-miếu,
đóng sập cửa lại, cởi khăn chít, buộc lên cây táo mà tự-vẫn.