« Khi thành đã phá xong, trong hàng phố được tin quan Tổng-đốc tuẫn
tiết, rất lấy làm thương-xót. Ông thượng Kim, một thân hào, cùng dân hàng
bang, góp tiền mua áo quan đem chôn ở gần miếu Trung-liệt, cạnh mộ quan
khâm-sai Nguyễn-Tri-Phương (?). rồi sau lại di ra dinh quan Đốc-học (gần
phố Sinh-từ).
« Quan tuần-phủ Hoàng-Hữu-Xứng ra hàng, được ở lại. Còn đề-đốc,
chánh, phó-lĩnh-binh đều trèo thành trốn lên phủ Hoài.
« Cách ba ngày sau, triều-đình sai hai quan Khâm-sai, là Nguyễn-
Trọng-Hiệp và Trần-Đình-Túc ra nghị hòa. Lại có chỉ đòi các quan Hà-nội
như bố-chánh Tuyển, án-sát Bá, đề-đốc Trinh, chánh-lãnh-binh Trực, phó-
lãnh-binh Phong và tác-vị lĩnh binh Nguyễn-Long, phải già-tỏa (gông xiềng)
lai kinh. Nhưng sự thật thì mỗi ông này, mỗi người có một cái xiềng bỏ
trong tráp, mà vẫn đi chơi ngoài phố. Về sau, cả bọn đều được miễn-nghị ».
Tuy chuyện thuật lại trên có điều chắc sai, nhưng nó cũng xác-nhận
phần lớn lời thông-ngôn Phong đã kể. Trong đoạn V, tôi sẽ có những bài
tường-thuật của các người đương sự.
(3) Chắc là Võ-miếu. Trong bản-đồ cũ Hà-nội, không thấy có đề tên
miếu Công-thần. Vả trong các sách, thường nói Võ-miếu ở góc tây-bắc
thành. Nhưng sự thật thì ở phần tây-nam
(4) Về thân-sử ông Hoàng-Diệu, thì có bài của ông Khuê-trai đăng
trong báo Tri-Tân số 182, khá tường-tận. Ông lại cho biết có nhiều bài văn
nôm về Hoàng-Diệu, như Chính-Khí-ca, Bắc-tỉnh-ca nữa. Còn bài biểu bằng
chữ nho mà người ta thường truyền tụng và cho là Hoàng-Diệu làm để gửi
về triều trước lúc mất, thì sợ không được chắc thật (xem phần V).
Về các văn, thì báo Thông-Tin số 2 năm 1945 có đăng bài Chính-Khí-
ca, báo Tri-Tân từ số 182 đến 190 có đăng bài hát III (3) và thơ IV (4), bài
Chính-Khí-ca và một ít câu đối.