phí của mình chờ đến khi Ông Chủ hai tay thọc trong túi xuất hiện, ta
không tránh khỏi giật mình trong cảnh tranh tối tranh sáng u ám đó.
Tiền của ta nhảy ra hay bay vào những ngăn kéo gỗ cũ kĩ mối mọt,
một màn bụi sẽ xộc lên mũi ta, chui vào họng ta khi các ngăn này kéo
ra sập vào. Những tờ tiền của ta có mùi mốc cứ như chúng sẽ nhanh
chóng mục rữa thành giẻ rách trở lại
. Đồ vàng bạc của ta được cho
vào trong những cái hộc bẩn thỉu đó, và lớp nước bóng chỉ một, hai
ngày là sẽ bị phá hủy bởi bao nhiêu thứ xú uế bên trong. Những văn tự
tài sản của ta được cất giữ trong những hầm bảo quản tạm bợ từng là
các nhà bếp và buồng rửa bát, và các tờ giấy sẽ bị bào mòn trong bầu
không khí nhà băng này. Những tráp đựng giấy tờ gia đình của ta được
đưa lên lầu cho vào căn phòng Barmecide
tiệc vĩ đại mà chẳng bao giờ bày món ăn ra; nơi mà những lá thư đầu
tiên của người tình cũ hay của lũ con thơ gửi cho ta, mãi đến năm
1780 ấy, mới vừa thoát khỏi nỗi kinh hoàng bị xem trộm qua các cửa
sổ, bởi vì trên cổng thành Temple Bar trước đó là chỗ bêu những đầu
người bị tử hình - một hành động man rợ, bạo tàn khôn xiết tưởng đâu
chỉ xảy ra thời xa xưa ở Abyssinia hay Ashanti
Nhưng thật ra thời đó thì xử tử hình lại là giải pháp thịnh hành trong
mọi ngành nghề, nhất là với hãng Tellson. Cái chết là phương thuốc trị
bách bệnh của tạo hóa thì sao luật pháp lại không áp dụng chứ? Chiếu
theo đó, ai ngụy tạo văn tự là tử hình; ai viết chi phiếu khống là tử
hình; ai lén mở thư của người khác đọc là tử hình; ai ăn cắp bốn mươi
đồng shilling và sáu xu là tử hình; ai giữ ngựa trước cửa Ngân hàng
Tellson mà trộm một con phóng đi là tử hình; ai làm giả một đồng
shilling quèn là tử hình; chỉ cần một chút sai âm lạc nhịp trong toàn bộ
cung bậc tội trạng dính dáng đến tiền bạc là có thể bị tử hình tuốt
. Mà
chết nhiều như thế thì có tác dụng ngăn chặn gì đâu - thực tế phải nói
là ngược lại mới đúng - nhưng giống như mọi việc trên đời, cứ xử tử
hình thì đỡ mất công giải quyết từng sự vụ và khỏi lo mọi hệ lụy về