- Phải, - Arthos đáp, - đó là một tác phẩm lớn của một nghệ sĩ florintin tên
là Benvenuto Cellini
- Thế còn trận chạm trán đó là trận gì?
- Trận Marignan . Đó là lúc một vị tổ tiên của tôi đưa kiếm cho vua
Françoise đệ nhất vì kiếm của ngài vừa bị gẫy. Nhờ dịp ấy mà Enguerrand
de La Fère, ông tổ của tôi được tặng huân chương Saint-Michel. Ngoài ra
mười lăm năm sau nhà vua không quên đã chiến đấu ba tiếng đồng hồ nữa
bằng thanh kiếm của ông bạn Enguerrand mà kiếm không gãy, cho nên đã
tặng cho ông cái bình kia và một thanh kiếm mà có lẽ hồi xưa cậu đã trông
thấy ở nhà tôi, và nó cũng là một đồ kim hoàn rất đẹp đấy. Đó là thời của
những người khổng lồ, Arthos nói. - Chúng ta đây, chúng ta là những thằng
lùn bên cạnh những con người đó. D Artagnan ta ngồi xuống và ăn đi. Tiện
đây, - Arthos bảo thằng nhỏ vừa đưa món xúp ra, - gọi bác Charlot đến.
Thằng nhỏ đi ra và một lát sau bác đầy tớ mà hai người khách đã hỏi lúc
mới đến đây bước vào.
- Bác Charlot thân mến ơi, tôi dặn riêng bác về Planchet, người hầu của ông
d Artagnan, trong suốt thời gian anh ta ở đây: Anh ta thích rượu vang ngon,
mà bác thì có chìa khoá hầm rượu đấy. Lâu nay anh ta ngủ trên ván cứng
hẳn không chê một cái giường êm ái. Tôi mong bác hãy chăm lo đến việc
ấy nhé.
Charlot cúi mình và đi ra.
- Charlot cũng là một người trung hậu; - bá tước nói, bác ấy giúp việc tôi
mười tám năm rồi.
- Anh nghĩ đến mọi việc, - D Artagnan nói, - và tôi xin cảm ơn anh về
Planchet, Arthos thân mến.
Cậu thiếu niên trợn tròn mắt khi nghe tên ấy và nhìn xem có đúng là d
Artagnan nói với bá tước không.
- Cái tên ấy có vẻ kỳ lạ đối với anh phải không, Raoul? - Arthos cười nói -
đó là biệt danh của tôi trong quân, ngũ khi ông d Artagnan cùng với hai
người bạn dũng cảm và tôi, chúng tôi lập những chiến tích ở thành La
Rochelle dưới thời ông cố giáo chủ và ông De Bassompierre, ông này sau
cũng chết rồi. Ông d Artagnan chiếu cố giữ cho tôi cái tên bè bạn ấy và mỗi