phật đạo thiền mà thôi, cho đến làm thơ, làm văn, viết chữ, vẽ đồ, đều
chẳng khá lấy ý kiến riêng của mình mà lập lời ngụy biện. Điều quý
nhất là sáng tác chẳng chút miễn cưỡng, lòng hiểu tay làm, tự nhiên
nhập diệu. Dầu xuất thế, dầu ở thế gian, xưa nay không có hai đạo lý
bao giờ. Nay thử đem việc thơ văn tự họa cùng việc thuyết thiền của
các nhà tu hành, hợp lại để so sánh. Từ đời Tần, Hán trở về trước
chẳng bàn làm gì, chỉ nói sơ lược các danh gia từ Đường, Tống trở về
sau. Như bọn Lâm Tế, Hưng Hóa, Triệu Châu, Phò Hóa thuyết thiền,
cùng với thơ Đào Tĩnh Tiết, văn Liễu Tử Hậu, chữ Trương Điên, họa
Mễ Nam Cung, thảy đều chơn thực chất phác, nhàn nhã khoáng đạt,
sinh thú lưu động, ý và hứng thắng mà đều độc đáo, ấy là khí thế đồng
nhau vậy. Bọn Động Sơn, Tuyết Phong, Đức Sơn, Vân Môn thuyết
thiền, cùng với thơ của Lý Thanh Liên, văn Tô My Sơn, chữ Nhan Lỗ
Công, họa Cừu Thập Châu, thảy đều thanh cao đường hoàng, tình và
lý thắng mà đều độc đáo, làm thần phẩm đồng nhau vậy. Đến như bọn
Đại Tuệ, Viên Ngộ, Cao Phong thuyết thiền, pháp thức rõ ràng, mực
thước đầy đủ, thì cùng với thơ Đỗ Thiếu Lăng, văn Hàn Xương Lê,
chữ Vương Hữu Quân, họa Vương Ma Cật, thảy đều tinh vi uyên bác,
ý hứng tình lý đều đến tột bậc, ấy là thể dụng điều độ đồng như nhau
vậy. Khi cao vòi vọi như ngọn sóng tung trời, lúc chạy ầm ầm như gió
mây cuốn đất, thanh u như hang lan suối trúc, phức phức hương thơm;
kinh khủng như trời lở đất long, biển nghiêng núi đổ, sấm vang chớp
nhoáng đùng đùng; ấy đều là tác phẩm tự nhiên của cổ nhơn, chẳng
chút mảy may ép uổng. Người nay dầu mô phỏng phưởng phất, nhất
định không có đủ tinh thần khí lực toàn bộ, thôi chi bằng tự ta làm cổ
nhơn còn hay hơn. Gần đây, những người học Nho học Phật, đều từ
bên ngoài đánh vào, biết đâu cổ nhơn đều từ mặt trong đánh ra, cho
nên kiến thức học vấn, mỗi việc phân minh, đều có thể tiến được. Nói
đến đây, ta biết đã làm chán tai quân hầu lắm rồi. Tôn có tôn chỉ, giáo
có giáo nguyên. Nếu nói chia làm hai, thì lại lộn xộn lấy giáo nói
thiền, chỉ Ma ha làm Chơn như thể, rồi xáo trộn vào một câu “trời
chẳng che, đất chẳng chở”, muốn đổi tròng con mắt người ta, nói điều