viết lời dạy bảo lên giấy để lại cho đệ tử, khiến trong chốn thảo đường,
thường lưu pháp chỉ, đệ tử sẽ luôn luôn vâng theo”.
Cơm chay xong, ta từ giã lui về và viết Tự tính Di Đà thuyết:
Quốc mẫu, vì lão tăng giã từ lui về chùa cũ, xin một lời lưu lại,
để suốt đời gìn giữ, muôn đời đời kiếp kiếp, thường được thân gần
vậy.
Nhơn bảo rằng: “Đường tu hành giản tiện, không chi bằng niệm
Phật. Quý hồ, ngăn dứt mọi trần duyên, tâm niệm sáu chữ110; tâm
chẳng tán loạn, niệm ắt tinh thành, sáng niệm chiều niệm, sao cho
chẳng niệm mà niệm, niệm đến chỗ không niệm, niệm niệm chẳng
ngừng, niệm thành một phiến.
Tự nhiên đạo hợp thể đồng, cùng trời đồng cao, cùng đất đồng
dày, cùng mặt trời mặt trăng các ngôi sao đồng sáng. Non sông cây cỏ
nhơn vật quỷ thần đồng tiêu tức, đồng họa phước, đồng quý tiện, đồng
nam nữ, đồng xa đồng gần, đồng đi đồng lại, đồng đói ăn một ngủ,
đồng mừng giận thương vui, đã cùng muôn vật đồng một thể, thì Di
Đà vốn chẳng phải có một thể riêng biệt. Di Đà chỉ ở trong tấm lòng
chẳng loạn hiện ra. Ai bảo Di Đà ở Tây phương, lão tăng ở Quảng
Đông, Quốc mẫu ở Đại Việt? Một niệm chẳng sinh, toàn thể tự hiện
vậy. Nếu hơi tán loạn một tý, Di Đà sẽ xa lìa mười vạn tám nghìn dặm,
lão tăng cách trở bốn mươi lăm ngày đường, Quốc mẫu ở bên kia Đại
Hải, bên bờ Khước Nguyệt, lục căn lay động111 bị mây che vậy.
Bỏ lẽ ấy mà bàn tan hợp, thấy nghe điều giả mà thôi. Ví như tre
xanh hoa vàng ở trong vườn trước mắt đây, chẳng tự bảo ta là tre xanh,
là hoa vàng, lấy mắt hợp sắc, sắc thức của ta thấy vậy; như gió lay
nước chảy trong ao sen kia, chẳng tự bảo ta là gió lay, là nước chảy,
lấy tai hợp thanh (tiếng), thanh thức của ta nghe vậy; cho đến mũi,
lưỡi, thân, ý, hương vị, tiếp xúc, suy niệm, cũng đều một lẽ nhường
ấy112. Ắt phải, thấy sắc chẳng nhiễm, nghe tiếng chẳng chú ý, động
tĩnh hai tướng, tuyệt nhiên chẳng sinh, giữ lòng hư không, tĩnh đỗ đều
là pháp giới.