BÀI TỰA CỦA TẤN LĂNG MAO ĐOAN SĨ.
ớn mà hóa gọi là “Thánh”, thần mà sáng gọi là “Kỳ”. Những
bậc anh sĩ phi thường trong thiên hạ, tùy theo xử cảnh của mình mà tỏ ra
kỳ; hoặc kẻ anh hùng áo vải, hoặc kẻ đạo sĩ mão vàng, địa vị khác nhau,
việc làm khác nhau, nhưng hễ làm đến tột bậc thì đều gọi là “Kỳ” cả.
Đương lúc việc chưa thành, danh chưa lập, mà việc làm lời nói
khác lạ hơn đời, kẻ tục tử dung phu, đi theo dòm hành và dị nghị; đến
lúc việc đã thành, danh đã lập, cũng còn có kẻ dị nghị, cho là khác tục
trái đời; đó chẳng qua vì những kẻ không “Kỳ” lại muốn khoe lòe cái
“Kỳ” của mình; muốn khoe lòe cái “Kỳ” mà sự thực không “Kỳ”, lại
kinh ngạc cái “Kỳ” của người khác, rồi sinh lòng nghi kỵ; bởi thế làm
dung phu tục tử dễ, mà làm kỳ nhơn hơn đời thực khó lắm vậy. Hán
Ông hòa thượng mới sinh ra đã “Kỳ” rồi, tuổi trẻ xuất gia, học hết ngũ
minh16 chư luận, thông hiểu lý số âm dương, châu du thiên hạ, tiếng
tăm đầy rẫy khắp trong ngoài; đến lúc cưỡi gió vượt sóng đáp ứng lời
mời của Đại Việt quốc vương; những nơi trải qua, nào là sơn xuyên
hình thế, phong thổ tập tục, đều ghi chép rõ ràng; cao đàm hùng luận,
tỏ ra có kinh luân đại tài; đề vịnh văn thơ, thảy đều thanh cao hoa lệ;
góp hết tinh vi tam giáo, làm nên kiệt tác một nhà, thực là một kỳ quan
trong biển học vậy. Kỳ nhơn mới có kỳ văn, đã có kỳ văn, ắt phải có
kỳ sự; hòa thượng tha cho Thần Long miễn chầu và sai khiến quỷ thần
ủng hộ, ấy là khai đoan của kỳ sự vậy; cho đến việc sai gió khiến mưa,
cảm thông trời đất, như Quảng Minh đại sĩ thác mà vẫn sống, kẻ thức
giả cho đó là viên thông diệu khế17, phảng phất với tam muội18 chính
giác của Bửu Chí, Đàm Siêu, Phong Can, Đỗ Trừng19; kẻ dốt nát thì
cho đó là việc quái đản rồi đua nhau chỉ trích dị nghị om sòm. Nhưng