vật, mặt trăng mặt trời, các vì tinh tú đều là vật, lục phàm tứ thánh
cũng đều là vật, một ngàn bảy trăm nguyên tắc công án, cái gì lại
chẳng phải là vật. Người tham thiền phải tiêu quy từng sự từng vật,
bảo chẳng nương cứ vào sự vật được sao. Nên biết rằng thiền đạo quý
tự mình tham cầu, tự mình giác ngộ, chẳng phải do ở người khác, do ở
sự vật vậy. Chẳng thấy Bàng Công hỏi Mã đại sư rằng: “Cái người
chẳng làm bạn cùng vạn pháp ấy, là người thế nào?” Đại sư nói rằng:
“Bao giờ người uống một hơi hết cả nước Tây Giang, ta sẽ nói với
người”. Lời nói ấy, có phải câu trả lời chăng? Hay tỏ ra một cơ vi màu
nhiệm gì khác chăng? Hay chỉ thẳng cái người chẳng cùng vạn pháp
làm bạn chăng? Hay có cái bí mật chẳng truyền, ngụ ở trong ấy
chăng? Thử đem ra suy gẫm từng lẽ, tìm cho đến cứu cánh; chẳng khá
xuyên tạc một cách cưỡng ép, đem ý thức riêng mà giải nghĩa quấy
quá lại chẳng nên nhất thiết bỏ qua; nên làm sao trong bận rộn cũng
cứu cánh như thế, nhàn hạ cũng cứu cánh như thế, dầu gặp chỗ nghịch
cảnh bế tắc chẳng thông, cũng cứu cánh như thế; mặc kệ chỗ sống gần
chín, chỗ chín gần sống, lại chớ bàn đến “con người đi đến cứu cánh
và câu chuyện cứu cánh” ấy, là một là hai, là có là không, là phàm là
thánh, là lý là tình, là phép đời là phép phật; dụng tâm đến đó, rồi
bỗng nhiên, trong trí mở mang rộng rãi, đại giác ngộ và cười xòa lên.
Đến như nói một chữ “ngộ” (biết giác ngộ). Ví dụ: “Như người
kia có việc sinh tử tương quan với người khác, hẹn nhau đến một chỗ
nào đó, thương lượng, mới có thể ổn thỏa được. Đương lúc mới mờ
sáng, ngủ dậy rửa mặt chải đầu, lấy bít tất mang vào, trong lúc bối rối
cấp bách, mang bít tất vào một chân rồi, còn một chiếc tất nữa chưa
thấy; bèn tìm khắp trong tủ trong rương, lục soát hết các gian buồng,
dưới giường trên vách, không chỗ nào không tìm, tìm đâu cũng chẳng
thấy; tức quá, ngồi lại suy nghĩ. Nghĩ mãi nghĩ hoài, moi óc nghĩ đến
chỗ sâu sắc, vẫn nghĩ chẳng ra, bỗng cái đầu ngó xuống, thấy hai chiếc
tất mang vào một chân! Bèn lột ra, mang qua chân khác và vô cùng
khoan khoái. Mới biết chiếc tất ngay ở chân mình, biết (ngộ) thì dễ
dàng như thế. Cho nên người ta bảo rằng: “Giày sắt bước mòn tìm