HẢI NGOẠI KỶ SỰ - Trang 73

Huống nay văn hiến gặp thời, mỗi việc mỗi điều, cần xét gốc

nguồn cho rõ,

Sẵn có điển chương đầy đủ, một câu một chữ, phải tìm xuất xứ tại

đâu.

Xem Đạo Nguyên chua sách Thủy kinh, mỗi câu văn đều có điển

cứ,

Đọc Lục Thần giải nghĩa Văn tuyển, mỗi từ ngữ đều có căn

nguyên.

Bởi thế, sách ghét đặt bày,
Học chê nói bướng, là ý ấy vậy.
Như nói về thơ, sau ba trăm thiên Kinh Thi, phải nói đến thơ Tứ

Đường. Đường thơ ắt khen Lý Đỗ. Nay lấy thơ hai ông, trích ra một
hai câu có dùng đến chữ phong, chữ nguyệt mà nói. Lý Bạch trong
một bài cổ phong, có câu “Thiềm thừ bạc thái không, thực thử Dao Trì
nguyệt”; ba chữ Dao Trì nguyệt, gốc do câu thơ “Bạch vân tự để
hương, hàm thổ Dao Trì nguyệt” của Thẩm Ước mà ra. Lại câu
“Trường An nhất phiến nguyệt”, gốc do câu “Phiến nguyệt khuy hoa
đàm” của Từ Lăng. Câu “Ngã lai Kỷ Kiều thượng, hoài cổ Khâm anh
phong”, gốc ở câu “Trương anh phong ư hải điện”, trong bài Bắc Sơn
di văn mà ra. Đỗ Phủ trong bài thơ Tiền xuất tái có câu “Dĩ khứ Hán
nguyệt viễn” gốc ở câu thơ “Sương lâu minh Hán nguyệt” của Trương
Chính; câu “Trung thiên huyền minh nguyệt”, gốc ở câu “Huyền minh
nguyệt dĩ tự chiếu” trong bàiTrường môn phú của Tương Như. Câu
“Sơn thâm khổ đa phong” gốc ở câu “Khê cốc đa phong” của Ngụy
Văn đế mà ra. Từ đời Hán Ngụy trở về sau, học giả dùng chữ đặt câu,
bao giờ cũng căn cứ nguồn gốc, chẳng khi nào sáng tác những chữ
sống sượng, những loại như thế, chẳng khá xiết kể.

Đến như Bồ đề không phải trăng mà nói trăng, Bát nhã không

phải gió mà nói gió; nghĩa là không phải thực gió, thực trăng, tai mắt
có thể nhận thấy, nhưng có thể ngầm hiểu mà không thể nói ra vậy.
Nhược bằng lấymát mẻ (thanh lương), tròn sáng (viên minh), để ví với
gió trăng, không hư khoát lược mà xưng rằng tính, ấy là chưa thấu rõ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.