— Đọc hồ sơ của Trung Úy, tôi thấy có nhiều điều rất đáng quan
tâm. Như Trung Úy biết, bởi vì Trung Úy cương quyết không chịu nói
những điều mà chúng tôi muốn Trung Úy nói. Trung Úy lại đi nói với
các người thẩm vấn hết chuyện trên trời dưới đất.
Trần Văn Kim vừa nói, vừa gõ nhẹ ngón tay lên kẹp hồ sơ:
— Tôi rất lấy làm buồn khi biết được, thí dụ như năm mười sáu tuổi,
Trung Úy đã phải xa cha, và từ đó cho tới nay Trung Úy đã không gặp
lại cha mình lần nào nữa. Tôi cũng có biết cha của Trung Úy. Cha của
Trung Úy là một người rất đáng kính. Ông ấy đã cứu sống Chủ Tịch Hồ
Chí Minh của chúng tôi hồi năm 1945. Cho nên chúng tôi có lý do để
nể phục ông ấy và có lý do làm một công việc gì đó để đền đáp lại lòng
tốt của cha Trung Úy, như trả tự do cho đứa con của ông ấy mà ông ấy
tưởng đã chết từ lâu rồi.
Mark Sherman từ từ ngẩng đầu lên nhìn vào mặt Trần Văn Kim, dù
vậy cái nhìn đó của Mark vẫn không cho thấy người sĩ quan Hoa Kỳ
chú ý gì đến câu chuyện cho lắm, tuy nhiên Kim vẫn thấy được vầng
trán của Mark chau lên khó chịu.
— Có thể là Trung Úy đã quên rồi, nhưng có lần Trung Úy đã nói
với người thẩm vấn, là Trung Úy sẽ không bao giờ nhắc đến cha mình
kể từ khi ông ấy bỏ mẹ Trung Úy. Hồ sơ có ghi là một đêm nọ Trung
Úy đã mê sảng và Trung Úy đã kể chuyện mình gây gổ với cha mình.
Mark Sherman chồm người tới trước chừng như có chú ý đến câu
chuyện của Trần Văn Kim đang nói. Lợi dụng điểm này, Kim đứng lên,
bước đến gần Mark.
— Trung Úy có biết rằng Trung Úy đã làm cho cha mình đau khổ
biết chừng nào vì thái độ đó khi anh của Trung Úy chịu nói chuyện với
cha của Trung Úy không? Trung Úy đã thỏa mãn khi biết mình đã làm
cho cha mình phải đau khổ vì những lầm lỗi trong quá khứ của ông ấy
lắm phải không? Nhưng dù đã thực hiện được điều này, nhưng Trung
Úy vẫn không muốn gặp cha mình. Trung Úy muốn hành hạ cha mình
được càng nhiều càng tốt bằng sự im lặng của Trung Úy phải không,