HAI TRĂM NĂM CŨ - Trang 46

NĂM

N

aomi Boyce Lewis cất tiếng với nụ cười đầy vẻ ăn năn:

— Tôi lúc nào cũng có cảm tưởng là mình bị cái quốc gia này lường

gạt. Ngay như có những việc tôi đã biết nó là cái gì và nằm tại nơi nào.
Tất cả bạn gái cùng lớp với tôi, đứa nào cha của chúng đều trở về với
chúng. Chúng tôi đã tổ chức nhiều cuộc liên hoan, và chiến tranh lúc đó
đã được kể như chấm dứt, người ta khuyên bảo tôi nên kiên nhẫn. Từ
đó, thỉnh thoảng tôi có nhận được một vài lá thư gởi từ một nơi nào đối
với tôi thật vô cùng xa lạ. Có một cái mang tên là Sài Gòn, một nơi mà
không ai nghe nói tới, rồi bỗng nhiên tôi không còn nhận được thơ của
cha tôi nữa. Sau đó tôi lại được người ta báo cho tôi biết là cha tôi sẽ
không bao giờ trở về nữa. Tin này đến với tôi đã làm cho tôi thật vô
cùng đau đớn, cho nên khi đến đây lần đầu tiên vào năm 1963, tôi đã
phải ngậm đắng nuốt cay để đè nén sự thù ghét cái nơi này, và tôi đã
không đắn đo nghĩ rằng Việt Nam đã nợ tôi một điều gì.

Naomi cầm chiếc muỗng quậy nhè nhẹ vào ly nước đá mà người hầu

bàn vừa mang đến cho nàng trên hành lang Cercle Sportif. Nhìn cảnh
này, Joseph bỗng dưng bị cơn xúc động mạnh. Mặc dù đã hai mươi ba
năm qua rồi, nhưng đêm hôm qua tại công viên trước Quốc Hội, Joseph
đã bàng hoàng khi nghe tin người sĩ quan tình báo Anh quốc mà anh
từng làm việc chung thuở xưa bị giết chết sau hai hoặc ba ngày khi anh
rời khỏi Sài Gòn năm 1945.

Trong trí óc của Joseph bây giờ vẫn còn lờ mờ cái hình dáng của

người Đại Tá hơi nhu nhược và nhẹ dạ, đã từng hèn hạ ra lệnh trục xuất
người sĩ quan Hoa Kỳ có cảm tình với người bản xứ lúc đó, nhưng khi
nghĩ đến đứa con gái chín tuổi đầu, băn khoăn chờ đợi người cha từ
trận chiến trở về, cái hình ảnh đó đã làm cho Joseph tràn lên những trắc
ẩn bất yên. Tin về cái chết của Đại tá Harold Lewis cũng đưa Joseph

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.