HẢI YÊU - Trang 18

không có vẻ gì giống một tên cướp biển, mà ngược lại trông giống một
người trí thức lạnh lùng kiêu ngạo hơn. Trước mặt bày ra một chiếc túi
bằng da đựng dụng cụ, mười mấy con dao bạc với đủ các loại hình dạng
trông vô cùng sắc bén, những chiếc cưa dùng để cắt tứ chi lóe lên luồng
sáng lạnh lẽo.

Trên tấm biển có ghi: Bác sĩ. Yêu cầu tuyển dụng: Không tuyển người ngu.

Cậu nhóc lại thất vọng.

“Từ điển y học, Avicenna

[1]

…” Trước khi bỏ đi, cậu nhóc lẩm bẩm đọc tên

quyển sách trong tay người thanh niên.

[1] Avicenna sinh vào khoảng năm 980 mất năm 1037, là một học giả người Turk và cũng là thầy

thuốc, nhà triết học đầu tiên ở thời kỳ này. Ông cũng là nhà thiên văn học, hóa học, địa chất học,

logic học, cổ sinh học, toán học, vật lý học, nhà thơ, tâm lý học, khoa học và nhà giáo. Công trình

nổi tiếng của ông là “The book of healing” – một bách khoa toàn thư khoa học và triết học khổng lồ,

và “The Cannon of Medicine” – là bài viết y học chuẩn ở một số trường đại học thời Trung cổ.

Vị bác sĩ đó ngẩng đầu lên liếc nhìn một cái, rồi hỏi: “Biết tiếng Latin?”

Cậu nhóc đáp: “Một chút”.

“Còn biết gì nữa?”

“Tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, còn cả một chút tiếng Pháp và Ả Rập”

Ở vùng Địa Trung Hải với nền văn hóa phức tạp cũng đủ các kiểu người
này, mù chữ nhưng vẫn có thể nói được một vài thứ tiếng nước khác cũng
chẳng phải chuyện gì kỳ lạ, có rất nhiều thương nhân sành sỏi đã đi qua rất
nhiều nơi thậm chí còn uyên thâm hơn những học giả ngôn ngữ. Vị bác sĩ
thờ ơ hỏi tiếp:

“Cũng biết viết chứ?”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.