gia Âu Lạc với nước mắt Trưng vương, hay muốn những giọt nước mắt ấy
tìm gặp linh hồn A Thi và hàng ngàn chiến binh đã bỏ mình vì đất mẹ.
Có tiếng gà gáy khuya, lạc lõng xa xăm đâu đó dưới một mái nhà sàn
M’linh. Trưng Nhị héo hon. Loài gia cầm kia hình như cũng hiểu nỗi niềm
tự do của mảnh đất này. Tự do, với Trưng Nhị chỉ đơn giản là được sống và
lao động dưới bầu trời thanh bình. Tự do để được là chính mình không bao
giờ có được nếu còn những kẻ xâm lăng mang tư tưởng Đại Hán. Giấc mơ
đôi lứa đã xa rời Trưng Nhị mãi mãi, kể từ ngày những chiếc Lâu thuyền
giặc căng buồm đen làm chủ biển hồ Lãng Bạc.
Những mái chèo cắm vào nước không gây nên một tiếng động. Trăm
con thuyền bồng bềnh lướt giữa mây và sương. Đoàn quân hàng ngàn
người im lặng. Không hẳn vì họ sợ mai phục hay sợ lộ. Có lẽ trước khi sắp
mất nước, họ muốn lắng nghe hơi thở của từng ngọn cỏ, nhánh rong rêu
quê hương. Ngày mai, ở chân trời xa tít nào đó, họ vẫn còn nói được, song
thật khó nghe lại lời thầm thì của đất mẹ tự do.
Đã không trở về vẹn nguyên hình hài. Nhưng họ vẫn trở về ở một ý
nghĩa nào đấy, nhiều thế kỷ sau, trong tầng tầng lớp lớp các thế hệ Âu Lạc
xả thân ra trận vì độc lập và tự do cho đất mẹ.
Chưa tròn cuộc chia phôi, ba quân Âu Lạc còn đưa mắt tìm nhau trong
bóng tối, bỗng bốn phía xung quanh họ, lửa đuốc, tiếng trống, tiếng chiêng
của quân Hán áp đến. Đường cùng, người Âu Lạc bật lên dũng mãnh gấp
mấy lần bình thường. Tên bay, lao phóng, đạn đá giáng xuống, gươm khua
vun vút... Những tiếng thét vỡ tan lồng ngực... Có tên giặc phải tên trúng
giáo vẫn trợn tròn mắt ngạc nhiên. Chúng không hiểu đoàn quân tưởng mệt
mỏi nhiều tháng nay lấy đâu ra sức chống cự kinh hãi đến thế.
Thêm một lần nữa mặt trời chói lọi lại mọc lên từ phía đông biển hồ
Lãng Bạc. Đó là một ngày buồn nhất trong lịch sử Âu Lạc. Thêm rất nhiều