HẬN LÃNG BẠC - Trang 109

- Ông à, ông chơi cờ cả đời không chán ư? - Đến lượt thằng cháu mua

bán ngoài chợ thắc mắc.

- Đời chẳng qua cũng là một cuộc chơi.

- Nhưng cháu thấy vinh quang tinh thần của ông nó yếm thế như thế

nào ấy. Buổi xôi thịt này có no được đâu.

- Ta già rồi, lũ cháu không hiểu cũng là dễ hiểu!

Từ đó ông Tư sinh ra lẩm cẩm, suốt ngày lẩm bẩm: "không hiểu cũng

là dễ hiểu". Ông đem bàn cờ cũ để hẳn xuống trường kỷ, rồi lấy giấy nhám
xóa dần những đường chéo làm sông ở giữa.

Cái tin ông Tư đột nhiên chơi cờ trở lại ngỡ sẽ làm con cháu phiền

lòng. Nhưng không, ông chơi rất lạ và chỉ chơi với chính ông: bộ cờ mới
ông giữ mỗi bốn con Tượng. Ông quân xanh, đối thủ vô hình quân đỏ
(không như ngày xưa lúc nào ông cũng đỏ để nhường xanh đi trước, hậu
thắng tiên mới oai!).

Ngày ngày ngồi lì bên bàn cờ trống hoác, tay phải ông chống Tượng

thì tay trái với qua phía đối diện đẩy Tượng lên biên. Hai cặp Tượng căng
lắm là gườm nhau qua dòng sông. Nước chéo vuông của Tượng hình như
thay thế tạm các kẻ chéo chữ nhật ông đã bôi xóa. Lòng ông sôi sục năm
tháng cũ, các nước cờ cũ, các con cờ cũ vô hình.

E hèm, Tượng không phải là voi? Ông nhớ lại lời thằng cháu. Xưa ông

ít dùng Tượng. Cờ ông là cờ toàn công, Pháo đầu thượng sách nên ông xem
thường quân Tượng. Nếu là voi sao Tượng không vượt sông lâm trận?
Người Trung Hoa sáng tạo ra Tượng kỳ khi chiến xa (được hình tượng hóa
vào con Xe) còn chiếm ưu thế tuyệt đối trên chiến trường. Kỵ binh (con
Mã) bắt đầu được biết đến ở đời Triệu Linh Vương (nước Triệu), năm 307
trước Công nguyên, khi họ Triệu cải trang phục giống người Hồ để dễ dàng
cưỡi ngựa. Thời Chiến quốc ấy, làm gì có voi trên mặt trận nào.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.