Nhà khảo cứu nghiệp dư nọ còn gửi cho tôi một chuỗi tư liệu nặng
hàng mấy Mb, dẫn liên hệ từ Vàng anh đến Tấm Cám: "Mô típ Tấm Cám
xa xưa nhất được ghi chép bởi Strabo, một sử gia Hy Lạp vào thế kỷ thứ
nhất sau Công nguyên: Nàng hầu Rhodopis vì bị ép làm nhiệm vụ (giặt đồ
bên suối) của người hầu khác nên không thể đến dự lễ hội do nhà vua Ai
Cập tổ chức. Một chú chim đã đánh cắp chiếc hài của Rhodopis tội nghiệp
và thả xuống bên vua. Ngài ngự lập tức yêu cầu phụ nữ trong vương quốc
mình thử hài nhằm tìm kiếm người đẹp. Đó là cơ hội cho Rhodopis rực rỡ
kiêu sa bước ra khỏi bóng tối. Sau đó sáu trăm năm, vào thời Đường, nhà
nho Đoạn Thành Thức đã ghi lại truyện Diệp Hạn qua lời kể của gia nhân
Lý Sĩ Nguyên, người Ung Châu, Quảng Tây ngày nay. Họ Lý cho biết đây
là truyện dân gian quê ông, có muộn nhất từ thế kỷ thứ ba sau Công
nguyên: Cha mẹ Diệp Hạn mất. Nàng phải hầu hạ phục dịch mẹ kế và em
gái cùng cha rất khổ cực. Niềm vui duy nhất của Diệp Hạn gửi gắm nơi chú
cá nhỏ dưới ao, vốn là mẹ ruột cô đầu thai vào. Mẹ ghẻ bèn giết cá ăn thịt.
Diệp Hạn nhặt nhạnh xương cá cất trong những chiếc lọ nhỏ, chôn dưới
chân giường ngủ của mình. Dù bị cấm, nhưng với sự giúp đỡ của linh hồn
mẹ, những lọ xương cá biến thành ngựa xe và xiêm y lộng lẫy đưa Diệp
Hạn đến vũ hội mùa xuân. Sợ mẹ ghẻ phát hiện, giữa cuộc vui Diệp Hạn
luống cuống bỏ trốn về nhà nên làm rơi một chiếc hài vàng. Vua đi khắp
nơi ướm hài và gặp lại Diệp Hạn. Mẹ ghẻ cùng đứa em độc ác của cô bị
cấm vào hoàng cung, sau đó chết vì mưa đá". Văn bản còn dẫn tràng giang
đại hải hàng chục dị bản của Tấm Cám: truyện con cá vàng (Thái Lan),
truyện con rùa (Myanmar), truyện Neang Kantóc (Campuchia), truyện
Kajong và Haloek (Chăm)...
Tóm lại nhà "khảo kíu" nhận định: Chim Vàng anh trong Tấm Cám
không thể có nguồn gốc từ xứ sở của Kim tự tháp được. Nó thuần Việt. Là
hồn Việt. Những tương giao văn hóa dù tiểu vùng (Đông Nam Á) hay đại
vùng