HẬN LÃNG BẠC - Trang 20

HẬN LÃNG BẠC

Trương Thái Du

www.dtv-ebook.com

Chương 2

Rất nhiều người Việt Nam hết mình yêu vẻ đẹp của kiến trúc Pháp tại

Đà Lạt. Cô cũng vậy. Mỗi chiều mưa bụi rừng thông, tiếng dương cầm lẫn
trong sương bay là là trên mái ngói rêu phong của ngôi biệt thự vườn xây
theo kiểu Pyrénées và Basques, cô thường nghẹt thở. Hình như đó là một
hội chứng đã được y văn ghi chép kỹ càng, mang tên một văn hào Pháp. Cô
gọi đấy là nỗi nghẹn ngào thiên đường.

Cô đoán, anh sẽ cho rằng cô đồng bóng và nông cạn. Anh yêu Di Linh

và Bảo Lộc hơn Đà Lạt bởi nó còn đọng nhiều dấu ấn bản xứ nguyên khai.
Nói chung, nhìn vào lịch sử Lâm Đồng trăm năm trở lại đây, cô có thể suy
đoán những gì đã diễn ra ở đồng bằng sông Hồng đầu Công nguyên.
Djirinh và Blao đã được Hán - Việt hóa thành Di Linh và Bảo Lộc. Phải
chăng Mi Linh trong Hán Thư, và sau đó là Mê Linh đã được người Hán ký
âm từ M’linh? Ngôn ngữ của Hai Bà Trưng và ngôn ngữ người Thượng ở
Tây Nguyên hình như cùng một nguồn Nam đảo. Bác sĩ Yersin chuyển ngữ
Đaạ Lạch qua Dalat, sau đó tiếng Việt đơn âm tiết tách nó ra thành Đà Lạt
như đang thấy. Đaạ cũng như Đak, Nác, Lạc và Đà trong sông Đà, nó chỉ
sông, suối, địa bàn sinh tồn cốt tử của người Việt cổ. Người Mường cũng
gọi nước là Đác. Từ cụ thể, tư duy phát triển đã trừu tượng hóa Đaạ, Đak,
Lạc thành xứ sở, tổ quốc, quốc gia. Đaạ Lạch là xứ sở của người Lạch,
cũng như Lạc Việt tương đương với Việt quốc.

Tư duy của nhân loại ở thảo nguyên và đời sống du mục lại hình

tượng hóa đất, vùng đất, thành xứ sở, quốc gia. Đó là ý nghĩa của từ land
trong quốc danh nhiều nước trên thế giới. Nằm nơi ngã ba của các nền văn
hóa và ngôn ngữ, có lẽ trùng ngữ đất - nước là cách dung hòa, là dấu vết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.