làm tiếc.
Gió nam mát rượi. Bộ quần áo ngọc may bằng chỉ tơ, treo trên móc áo
gỗ chân đồng được chạm khắc tinh xảo. Văng vẳng và lao xao, dàn chuông
buông lời âm u như những tiếng thở dài.
"Ban sáng, thăm mộ cháu nội ông, tôi thấy chiếc ấn vàng "Văn Đế
Hành Tỉ", lại có ấn "Triệu Mạt" và ấn "Thái tử". Nhưng Tư Mã Thiên ghi
nhận Văn đế tên Hồ mà?"
"À, thằng này mẹ người Việt, bà nội cũng người Việt. Ta đặt tên Hồ,
nhưng trong hoàng gia hắn chỉ thích mọi người gọi hắn theo tiếng bản địa.
Chữ Mạt dùng để kí âm.
"Triệu Hồ có phải là con Trọng Thủy không?"
Triệu Đà không đi thẳng vào câu hỏi.
"Hồ đĩnh ngộ, ta đúc cho ấn thái tử. Vì ấn thái tử cũ của Thủy là Kim
ly hổ ấn (ấn vàng núm hình con lân), nên đành cho Hồ dùng Kim qui ấn (ấn
vàng núm hình con rùa) theo đúng trật tự long - lân - qui - phượng."
"Vậy còn chuyện An Dương Vương và nỏ thần?"
"Dầu sao cũng có yếu tố truyền thuyết, lời truyền miệng dân gian".
"Thế Tây Âu Lạc ở đâu?"
"Theo ta Âu Lạc là kí âm của Đất nước, Xứ sở của người Việt bằng
Hán tự. Người Việt ở Phiên Ngung, người Việt dưới mé sông Hồng, hay
người Việt tại đất Mân đều gọi nơi mình sống là Âu Lạc. Khi Tư Mã Thiên
viết Tây Âu Lạc, ông ta hàm ý phía tây Phiên Ngung, tức vùng Nam Ninh,
Quảng Tây gần cửa biển Hợp Phố."
"Vậy ông chưa từng đặt chân đến sông Hồng?"