HẬN LÃNG BẠC - Trang 26

"Vị vương mới ở Tây Âu Lạc cũng ít chịu nghe lệnh ta. Năm 111

Phiên Ngung thất thủ, ông ta định chống nhà Hán. Hoàng Đồng là người
Phiên Ngung cử qua giám sát Tây Âu Lạc. Sử kí viết "Tả tướng cũ của Âu
Lạc chém Tây Vu Vương". Tây Vu nghĩa là vùng phía tây (Phiên Ngung),
chứ không phải địa danh. Tây Vu và Tây Âu Lạc là một. Chữ Tây này vẫn
tồn tại đến hôm nay trong nhiều tên gọi, ví dụ như Quảng Tây, Trung Quốc
- một tỉnh giáp ranh với phía bắc nước Việt Nam".

"Cổ sử liệu ít, nhiều người đã chú rằng từ Tây Vu này là tên huyện,"

cô thầm nghĩ. Ngôi chùa nào cũng gọi hai bên là Tả vu và Hữu vu. Tây Vu
được nhắc đến hai lần, năm 111 trước Công nguyên ở Nam Việt và 43 sau
Công nguyên tại Âu Lạc. Khả năng Tây Vu là tên của một huyện thấp đến
vô cùng.

-----

Một thiếu phụ mặc áo lụa, tay diện vòng bạc, khắp người lấp lánh

ngọc trai, ngọc bội, trâm vàng, bước ra từ buồng ngang phòng khách phía
đông. Không nhìn cô, bà ta cúi xuống nói gì đó với Triệu Đà. Cô đọc được
dòng chữ "Hữu phu nhân tỉ" trên chiếc ấn vàng bà ta đeo giữa ngực.

Người nhà đã chuẩn bị xong mọi thứ, đến giờ Triệu Đà ăn tối và xem

vũ - nhạc, lão ta ngỏ ý mời cô cùng thưởng thức. Cẩn thận bước đi giữa rất
nhiều đồ tùy táng, cô theo lão sang phòng lớn phía Tây.

Nhóm nhạc công nhỏ bé gần như bị lèn chặt bằng rất nhiều loại nhạc

cụ: khánh đá, chuông đồng đủ kiểu, tù và ngọc thạch, đàn tranh cổ nước
Tần, v.v...

Cung tơ dìu dặt, bước chân ngựa thong thả trên bình nguyên hoàng

thổ. Bất ngờ tiếng tù và xung trận rúc lên. Chuyển động khẩn trương, dồn
dập. Binh khí chạm nhau. Ngựa hí... Thanh âm chuông móc câu loang trên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.