HẬN LÃNG BẠC
Trương Thái Du
www.dtv-ebook.com
Chương 3
"Không hề có chút lý luận! Đùng cái em bảo Âu Lạc nghĩa là Đất
Nước". Anh trêu cô.
"Mỗi quyển sử Việt em đã đọc đi đọc lại không dưới mười lần. Em có
linh cảm như thế. Anh không giúp em mà còn giễu cợt ư?".
"Anh dùng thuật toán nhé. Nếu âm Âu có một vài ngữ nghĩa gần nhau
thì khi thay Âu vào các từ đơn, từ kép trong cổ sử, nó sẽ không vô lý. Từ
thủa xa xưa, đất Việt ở Giang Nam thường được viết là Ư Việt, Vu Việt. Ư
và Vu đồng nghĩa, theo tự điển Thuyết văn đời Hán, U và Âu là biến âm và
tương đương nhau trong nhiều trường hợp như Chu/Châu, Thu/Thâu, U
sầu/Âu sầu... Đặc biệt là chữ Âu được ghép bởi hai chữ Khu (vùng đất) và
chữ Ngõa (ngói)".
"Vậy nghĩa Đất của Âu có thể chứa trong chữ Khu chăng?"
"Em để ý nhé, người Việt cổ gọi mẹ là U hoặc Bu, họ cũng gọi
Núi/Non là Rú. Trường ca Đẻ đất đẻ nước của người Mường cũng nhắc đến
đồi U".
"Như vậy là có một mối liên hệ nhất định giữa Âu và các nghĩa Đất,
Mẹ, Núi?".
"Tuyệt quá. Âu Cơ là bà mẹ cao quí. Âu Cơ dẫn năm mươi người con
lên núi. Lạc, Nác, Nước, Đaạ, Đak, Đác, Đà đều chỉ sông, suối, vùng nước
sinh tồn của Lạc Long Quân và năm mươi người con còn lại. Họ có chia ly
không? Không, hai chủng người đã hợp huyết và cộng sinh ngôn ngữ, họ