Chưa biết chừng bị hại còn lầm lẫn, có lúc tưởng nhầm kẻ thù như người
ban ơn, như trường hợp Nhâm Diên.
Nhâm Diên vốn được Quang Vũ đế sai sang Cửu Chân (nam Âu Lạc)
trước Tô Định vài ba năm. Người Hán đã có tấu sớ cũ của Tích Quang ghi
chép kỹ lưỡng về con người, đất đai, tài nguyên quận Giao Chỉ (bắc Âu
Lạc). Nhiệm vụ của Nhâm Diên không khác Tích Quang. Cửu Chân là
vùng bán sơn địa, đất cao ruộng cạn, giáp biển thông rừng, dân cư thưa
thớt. Nhâm Diên đến, các Lạc tướng bất hợp tác. Y đành dựng trại chiêu
phu tại Vô Biên.
Người Cửu Chân đi rừng thuần thục hơn cày cấy, lương thực chính
không phải là gạo tẻ. Họ làm đất qua loa như cho trâu quần nát cỏ, rồi dùng
dùi trỉa thóc giống. Chính vì vậy Nhâm Diên phải chạy ra Giao Chỉ mua
gạo. Sau thấy quá nhọc bèn đúc cày, khẩn đất mới nuôi nổi mấy người lính
thú và phu bản xứ. Thái thú Nhâm Diên quyết liệt bài bác hôn nhân mẫu
hệ. Y dụ dỗ, tổ chức được ít đám cưới theo kiểu Hán.
Quí tộc bản xứ ở Cửu Chân rộng rãi, phóng khoáng, có khí tiết. Sinh
hoạt như mọi nơi trong Âu Lạc. Họ rất quí trống đồng, lễ hội thường đánh
trống, múa hát, uống rượu. Rượu Cửu Chân là hũ cơm ủ men và lá rừng
cho ngấu sẵn, lúc uống đổ nước sạch vào, cắm cần trúc hút trực tiếp.
Nhâm Diên không dám chọc giận quí tộc Cửu Chân nên cư xử ra mặt
biết điều. Các Lạc tướng chẳng mấy bận lòng. Bốn năm sau Nhâm Diên
chạy chọt về triều. Trước khi được bổ làm quan nơi khác, y khuyến khích
Hán Quang Vũ tiến hành nô thuộc Âu Lạc và quả quyết mảnh đất ấy giàu
có không tưởng tượng nổi. Để bịa tạc chính nghĩa cho tham vọng kẻ cướp
của chúng, Nhâm Diên kể lể đã dạy người Cửu Chân làm ruộng, giáo hóa
Bắc lễ. Y không ngượng miệng xiên xỏ con người ở đấy sống mông muội.
Công việc đầu tiên của Tô Định tại Long Uyên là ngày ngày sai thuộc
hạ dong buồm đi dọc biển hồ Lãng Bạc, lên tận ngã ba Bạch Hạc, nghênh