đàn ông, họ mơ ước về một xã hội phụ hệ, nơi tiếng nói của họ được xem
trọng ngang ngửa với sức khỏe và khả năng đi rừng, đánh cá, trồng trọt
cũng như cày cấy. Với phụ nữ, họ bị vật chất mua chuộc, chóa mắt. Làm vợ
quan quân Hán, họ không cần của hồi môn, không phải đầu tắt mặt tối gánh
vác trách nhiệm gia đình, dòng tộc, lại còn được ăn ngon mặc đẹp.
Tô Định thừa hiểu chỉ một nhúm quân, y chẳng thể làm được gì, kể cả
bảo toàn tính mạng chính mình. Y không rõ Tích Quang dựa vào đâu mà đã
trình một bản tấu nhiều sai sót đến vậy. Tích Quang viết rằng ở cái xứ sở
man di mọi rợ này con người nhát như sên, đụng chút là rụt cổ. Họ sống
với nhau không có tôn ti trật tự.
Thì ra người Âu Lạc cũng kiên cường lắm. Mua chuộc mãi Tô Định
cũng chỉ thu nạp được vài tên tay sai hạ đẳng. Văn hóa của Âu Lạc có kém
gì văn hóa Trung Nguyên đâu. Họ đề cao vai trò phụ nữ. Đất nước họ dân
cư thưa thớt, giàu có sản vật nên con người nhu mì, ít tranh giành đổ máu.
Theo chuẩn mực vô vi, có thể nói Âu Lạc đã rất gần với xã hội lý tưởng của
Lão Tử. Thế nào là tôn ti trật tự? Trật tự của Khổng Nho chăng? Hơn ai
hết, Tô Định hiểu thuyết chính danh và tôn ti của chế độ Hán là dây thòng
lọng vô hình. Nó sẽ tròng xuống cổ bất cứ ai, bất cứ dân tộc nào bị hút vào
luận lý của nó. Tôn ti Hoa tâm không cho phép một thế lực nào đứng trên
Hán đế. Lẽ chính danh đã từng ép Triệu Đà phải chấp nhận phong vương,
bỏ mộng thiên tử một cõi.
Bị bẽ mặt bởi lời lẽ cứng cỏi và đanh thép của Trưng Trắc dạo nọ, Tô
Định quyết định vớt vát bằng trò rung cây dọa khỉ. Y tổ chức một cuộc chọi
trâu tại Long Uyên, rêu rao, tuyên truyền trâu Hán là vô địch. Tô Định đánh
đố bất cứ con trâu Âu Lạc nào hạ được trâu của y. Phần thưởng cực lớn. Y
ép mời các Lạc tướng nhưng Trưng Trắc từ chối nên không ai hưởng ứng.
Tô Định tuyệt đối tin tưởng cặp trâu hoang Cửu Chân y mua của lái
buôn. Trâu đã thuần hóa ở đồng bằng sông Hồng nói chung hiền lành, sức