HẬN LÃNG BẠC - Trang 42

truyện cổ tích Thánh Gióng. Với An Dương Vương thì dễ hiểu hơn, ông đã
phải chạy ra biển khi thất bại".

Có một sử gia nước ngoài đã mạnh dạn khái quát hóa lịch sử trung đại

Việt Nam cơ bản là những diễn biến tranh chấp vùng miền. Lập luận của cô
có thể được xem là làm rõ nguồn gốc khía cạnh ấy không? Sự việc phức tạp
hơn tên gọi của nó. Cô hoàn toàn chọn đúng đối tượng tham khảo khi
nghiên cứu các bộ tộc Tây Nguyên. Anh khuyên cô nên đặt câu hỏi nghiêm
túc và cầu thị đối với bất cứ khám phá về cổ sử nào.

"Thế kỷ hai mươi, Chủ tịch Hồ Chí Minh không hề tình cờ nói ra

những lời giản dị nhưng có sức mạnh vô lường: "Các vua Hùng đã có công
dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". - Anh gợi ý.

"Đúng thế". - Cô hào hứng - "Những lãnh tụ có công dựng nước và

giữ nước thường có đường thông nối ý thức của họ với tiềm thức dân tộc và
nhân dân, thậm chí nhân loại. Họ luôn biết phải nói cái gì, lúc nào và nói ra
sao để đánh thức thời đại. Truyền thống yêu nước và đoàn kết chống xâm
lược của người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa như thế. Nó là bản năng, chứ
không thể gọi là bản chất đơn thuần".

-----

Để giương cao ngọn cờ kháng Hán, chống thực dân, ngoài việc vận

động, giác ngộ nhân dân cũng như tầng lớp quí tộc, Trưng Trắc còn phải
bắt buộc tiến hành đại lễ đúc chiếc trống đồng to nhất trong lịch sử Âu Lạc.
Theo truyền thống ngàn đời, chỉ có sở hữu trống mẹ, Trưng Trắc mới được
thần linh ban cho sức mạnh, lòng quả cảm và chính nghĩa. Toàn thể con dân
Âu Lạc sẽ hướng về Trưng Trắc khi trống mẹ được gióng lên, và rồi ngàn
trống con sẽ đáp lời đoàn kết.

Nhân lực, vật lực của M’linh tập trung cao độ vào việc đúc trống.

Ngoài Chu Diên, người An Biên, Luy Lâu, Cư Phong và nhiều nơi khác, đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.