hết mình ủng hộ M’linh về tinh thần cũng như vật chất. Lạc tướng An Biên
gửi chì và thiếc. Lạc tướng Cư Phong cử mười thợ đúc trống lành nghề
nhất đến góp sức. Chu Diên tặng năm trăm cân vụn đồng nguyên chất. Luy
Lâu cung cấp đất sét tốt nhất để làm khuôn trống, v.v..
Đầu tiên người ta nhào đi trộn lại đất sét, lọc tới lọc lui để lấy hết tạp
chất. Chất lượng của đất sét được đánh giá bằng trực quan của một người
thợ đúc trống gần trăm tuổi. Bột sét phơi khô sẽ được hòa trộn với một
lượng tro, trấu mật truyền. Hỗn hợp này dùng để tạo hình khuôn trống. Sau
khi phơi khô, khuôn trống được nung tạm và đưa vào công đoạn khắc hoa
văn chìm. Vì chiếc trống quá to, khuôn trống phải chia ra làm bốn mảnh
ghép. Mấy chục nghệ nhân mất gần một con trăng, chi li, tỉ mỉ trên từng
đường nét, tiểu tiết, từ sợi lông trĩ đến đôi mắt cặp cóc giao hoan quanh mặt
trống. Trống của người M’linh luôn khắc mười tám con chim Lạc (chim
kiếm ăn dưới nước, mỏ dài, chân cao) tượng trưng cho người cha, và mười
tám con hươu sao tượng trưng cho người mẹ. Hươu sao là động vật đa phu,
dưới nhãn quan phụ hệ đa thê người ta cho rằng hươu cái đa dâm và mạnh
về sinh lý là có cơ sở.
Cốt trống cũng được đúc và nung như khuôn ngoài, nhưng do mặt
trong trống không trang trí nên chỉ cần mài gọt cho thật phẳng. Ngoài ra độ
dày mỏng của trống còn phụ thuộc rất nhiều ở việc tạo tác cốt (lõi) trống.
Chỉ cần sai lạc một chút, ứng suất co ngót khi đồng nguội sẽ làm vỡ hoặc
nứt trống và sẽ không tạo được thanh âm như yêu cầu.
Với trống nhỏ, khuôn liền hoặc hai mảnh, chỉ cần ốp khuôn vào cốt
ngay trên mặt phẳng dương và cố định sơ sài, là có thể rót đồng nóng chảy
vào. Với chiếc trống mẹ của Trưng Trắc, các nghệ nhân phải đề ra phương
án đào một hố đất rộng bằng ba khuôn trống. Cốt trống đặt xuống, khuôn
trống phủ ngoài, sau đó người ta sẽ đầm chặt đất ngang mặt khuôn để cố
định khuôn trống. Giữa cốt trống và khuôn trống, tránh sự xê dịch, phải bố
trí một số nêm gỗ mỏng nhẹ. Loại gỗ này đáp ứng yêu cầu sẽ cháy hoàn