HẬN LÃNG BẠC - Trang 5

Khổ thơ đầu dào dạt tình cảm, nhắc nhớ một thời người Âu Lạc gọi

núi Tản là mẹ, sông Hồng, sông Đà là cha. Tục bắt rể nên cha phải qua.
Người mẹ đi đâu rồi cũng trở về. Quê cha đất mẹ là vậy.

Khổ thứ hai nhịp rời, nhanh và dứt khoát. Bi tráng đến tột độ rồi

buông lơi một câu hỏi, có thể làm rơi nước mắt ngàn đời.

Ai đang hát? Hay đó là hơi thở đất nước, truyền gửi cho người phụ nữ

M’linh kiêu dũng sứ mạng mở đường lịch sử? Trưng Trắc nghe thấu tất cả.
Bà đứng bên bờ Lãng Bạc đỏ quạnh, đau đáu nhìn về phía đông nam. Màu
máu uất hờn trải tận chân trời. Có thể bà biết, dưới mặt nước ấy, hơn ngàn
năm sau, phù sa bồi lắng cộng với biển lùi sẽ tạo nên mỏm cù lao phong
thủy kim qui trường tồn. Con cháu bà sẽ mở ra một triều đại mới, thời đại
mới, độc lập và tự chủ. Họ sẽ gọi nơi ấy là đế đô Thăng Long. Hình ảnh
rồng bay tượng trưng cho Đại Việt, thoát thai từ tôtem Giao long, cá sấu,
từng được đúc trên đồ đồng của văn minh Đông Sơn.

Điều làm nặng lòng Trưng Trắc là sự có mặt của Tô Định và sứ đoàn

của y tại Long Uyên. Tô Định được Hán Quang Vũ tấn phong làm Thái thú
Giao Chỉ năm 34 sau Công nguyên, song thực ra y chỉ vừa mới đến Long
Uyên mấy năm nay thôi. Trước đó, khi mẹ cả Man Thiện chưa trao quyền
cho bà Trưng, bên mép nước phía hạ lưu biển hồ Lãng Bạc, Tích Quang đã
xây dựng một bến thuyền và dãy nhà tạm. Họ gọi đấy là thành Rồng cuộn
(Long Uyên). Đến thời Đường, vì kỵ húy tên tục cao tổ Lý Uyên nên nó
được đổi ra Long Biên. Đúng ra nhiệm vụ thám sát ôn hòa vùng "khuyết
địa" phía nam nhà Hán của Tích Quang đã đặt nền móng cho kế hoạch thực
dân, nếu không có loạn Vương Mãng làm chậm trễ.

Mùa Xuân năm 38, Tô Định và đoàn tùy tùng dăm trăm người của y

cặp bến Long Uyên. Mệnh lệnh xấc xược đầu tiên của Tô Định là tập họp
tất cả Lạc tướng xung quanh Long Uyên để nghe "thánh chỉ".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.