HẬN LÃNG BẠC - Trang 70

triển trí tuệ và mỹ cảm, đáng tiếc là chúng chỉ phụng sự những hoạt động
văn hóa hạn hẹp, không đóng góp được gì nhiều cho nền văn hóa và chính
trị non trẻ Âu Lạc.

Sinh hoạt của quí tộc Âu Lạc cũng là bình thường, nếu họ biết tiết chế

và chọn thời điểm thích hợp. Trong khi nghệ thuật cung đình bác học tại
nhiều quốc gia đã thăng hoa rồi trở thành giá trị xã hội đại chúng, thì ở kinh
đô M’linh, sự phát triển lệch lạc nhưng gấp ruổi của văn hóa tín ngưỡng, để
làm đẹp lòng giới quí tộc mới nông cạn và thiếu hiểu biết, đã phá hủy nét
đẹp truyền thống. Những lời ca điệu múa phồn thực đẹp đẽ thể hiện khát
khao hạnh phúc chân thành, thịnh vượng chính đáng bị quên lãng. Những
giai điệu bi tráng ca ngợi đức hy sinh và công lao tiên tổ bị, bóp méo. Thay
vào đó là những lời ca điệu nhạc học đòi rẻ tiền, thiếu văn hóa, nhiều khi
còn dâm dật và ô uế.

Lạc hầu Bà Nường tổ chức cúng trăng trên nhà sàn chứ không phải

ngoài sân rộng. Tư dinh của Bà Nường rộng mênh mông, tiếng trống đầu
này và tiếng chiêng đầu kia gặp nhau giữa nhà, nơi có bảy bếp lửa nối liền
nhau sáng rực. Các vị khách ngoại quốc được ân cần mời mọc. Trai đinh trẻ
khỏe bưng rượu, bê thức ăn, dâng cơm... kể ra hàng mấy chục. Già Mị
đứng chủ đồng, tám người giúp việc, họ được trả công hai con trâu, sáu vò
rượu và mười gùi nếp cho những buổi tiệc thâu đêm suốt sáng như thế.

Chuông rung, khèn sáo hòa âm. Già Mị mặc áo dài xanh đỏ, đầu chít

khăn cắm lông trĩ, một tay chuông, một tay quạt mo phe phẩy, miệng hát:

Bà trời đi ngủ rồi a

Cha trăng chưa qua

Trai nào còn thức

Nhớ ta nhớ ta nhớ ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.