HẬN LÃNG BẠC - Trang 68

Bầm rằng Bầm chẳng lấy lim

Phú ông xin đổi đôi chim đồi mồi

Bầm rằng Bầm chẳng lấy mồi

Phú ông xin đổi nắm xôi, Bầm cười.

-----

Gặt hái duy nhất mà đoàn thương thuyền Ả Rập cảm thấy thỏa mãn

trong dịp này là đã được tắm mình trong lễ hội trăng thu nguyên khai. Nó
chưa bị khoác lên những vỏ bọc lòe loẹt thiếu bản sắc dân tộc, sau quá trình
đồng hóa của thực dân. Người Âu Lạc xem trăng biểu trưng cho đêm tối,
nước, lụt lội và hơn hết là người cha. Ở đối tính khác đấy là mặt trời, nóng
nực, lửa, đất, hạn hán và là người mẹ.

Hình ảnh đua thuyền và giã gạo trên mặt trống đồng đã tái hiện hai lễ

hội quan trọng nhất trong năm của người Âu Lạc.

Đoan Ngọ trong thời điểm đầu mùa mưa, họ đua thuyền, té nước, cầu

mưa. Họ mong cha mẹ gặp nhau, thổi làn gió phồn thực lên mùa màng. Ở
góc độ nào đó nó là lễ thượng điền cổ điển, nhân dân ra ruộng, xuống vườn,
cầu mong ấm no.

Khoảng giữa thu, cha nước mẹ đất sẽ chia tay. Cuối mùa mưa, cũng là

thời điểm thu hoạch, hạ điền. Lúa nếp mới vừa chín tới được gặt về rang
sơ, sau đó họ dùng chày cối giã dẹp thành cốm. Khi lúa Ba trăng cấy tháng
Năm, gặt tháng Tám đã vào bồ, nhân dân Âu Lạc tổ chức lễ mừng cơm
mới. Họ luôn khấn nguyện cảm ơn trời đất, tổ tiên đã ban cho phúc lộc và
an bình. Lần lượt trong làng, sau nhà này đến nhà kia làm lễ. Trai gái túm
năm tụm ba dắt nhau thăm hỏi các gia chủ, khi đi môi đỏ trầu không, khi về
má hồng men rượu. Họ cười nói, đùa giỡn râm ran khắp đường ngang, ngõ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.