HẬN LÃNG BẠC - Trang 73

"Ồ. Nước ta vẫn chỉ có thầy mo thầy cúng, chưa có người đọc sách

nhỉ?". - A Thi hồ hởi.

"Nếu kẻ đọc sách giống kiểu như thầy cúng, hoặc quan tham, sẽ dẫn

đến tình trạng lưu manh hóa. Lúc ấy họ không dẫn dắt con người đến chân
lý, mà nô lệ họ giữa những điều giả trá". - Lữ Lạc tướng dẫn vấn đề đi hơi
xa. A Thi tỏ vẻ khó nắm bắt. Ông gật gù:

"Khổng Tử có định ra cách chọn vua không?"

"Ông ấy chỉ lập ra một chuẩn đạo đức chi tiết cho Thiên tử. Giết vua là

tội lớn nhất, nhưng vua bất nhân thì phải phế. Khổng Tử ủng hộ bạo lực cải
cách rất kín".

"Còn người Hồ, nghe bảo vua của họ cũng là thầy cúng?".

"Không phải, thầy cúng số một của vương quốc là giáo chủ, gần như

ngang hàng với vua". - Lữ Lạc tướng nói - Ở ta có quá nhiều thần, thần
sông, thần biển, thần rừng, thần cây, thần bếp, thần núi... Vua của các thần
ta lại gọi là Mẹ Trời. Nếu học theo người Hồ thì Mẹ Trời sẽ bị thay bằng
một đấng tối cao, chí tôn. Đấng ấy được nhân cách hóa chi tiết, y gần gũi
với người hèn, kẻ dại, thông tri và giác ngộ nhân sĩ, quí tộc. Như thế thì vẫn
phải làm cách mạng".

"Ta hiểu rồi". - Mắt A Thi sáng lên - "Người Âu Lạc nên tôn thờ một

người vừa là lãnh tụ, vừa là giáo chủ".

A Thi đã đề ra một ý tưởng táo bạo trong thời đại của ông. Tiếc rằng ý

tưởng đó chỉ trở thành hiện thực mãi hai trăm năm sau, trên chính mảnh đất
Âu Lạc ở trường hợp Sĩ Nhiếp. Sau Sĩ Nhiếp, văn minh Hoa Hạ đã thắng
thế và văn hóa Âu Lạc đã phát triển dưới ảnh hưởng nặng nề của phương
Bắc. Đó chính là lý do khiến họ không thể mau chóng vươn lên thành một
dân tộc lớn mạnh ở tầm thế giới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.