HẬN LÃNG BẠC - Trang 95

không nhà trống cho Mã Viện. Mã Viện luôn khắc ghi lời dạy của vua Hán:
chính thể nô lệ là đại kế, quí tộc nô lệ là trung kế, dân thường nô lệ là hạ
sách, chẳng chóng thì chầy họ sẽ nổi dậy. Trung kế của Mã Viện là mũi tên
xuyên đến nhiều đích ngắm. Quân Hán bức ép dân lành, cung phụng đầy đủ
lương nhu cho Hán quân suốt hơn một năm, đến tận ngày Mã Viện hồi
kinh.

Cấm Khê là vùng bờ nam sông Hồng, đoạn gần thượng lưu, tiếp giáp

với cánh đồng dưới chân núi Ba Vì. Trưng vương đã chọn hành đô cho
mình ở đây từ khi Mã Viện mới đến Long Uyên. Do địa thế đầm lầy, rạch
hẹp chằng chịt, Lâu thuyền của Mã Viện rất khó tấn công. Nếu nguy biến,
người Âu Lạc dễ dàng rút lui vào rừng sâu, vận động chiến tranh du kích.

Vấn đề nảy sinh là, cơ cấu quân sự Âu Lạc khá lỏng lẻo dưới ngôi vị

Lạc vương. Trừ người M’linh trước sau vẫn theo Trưng vương, một số Lạc
tướng không chịu nổi cuộc sống kham khổ trong chiến khu đã dần dần nhụt
chí và tìm cách dẫn người của mình trốn về, khiến binh lực Cấm Khê hao
hụt từng ngày.

Mã Viện một mặt tiến hành công cuộc thực dân dưới xuôi, mặt khác

duy trì bao vây Cấm Khê. Không có một trận đánh lớn nào xảy ra mà chỉ là
những cuộc càn quét rất giới hạn, hư trương thanh thế tối đa, tàn phá có
tính toán các cơ sở kinh tế, hậu cần của chiến khu. Sách này y đã từng áp
dụng cực kỳ thành công trước đó mười năm, tại vùng núi Bắc Sơn, Lũng
Tây, đất nước của người Khương.

Sức cùng lực kiệt. Đầu năm 43 Trưng vương lên kế hoạch phá vây sau

khi cố gắng liên lạc với Lữ Lạc tướng và Đô Dương.

Bà dự định đi xuống Cửu Chân, gầy dựng lại lực lượng cứu nước. Lữ

Lạc tướng từ Phong Châu sẽ dùng bộ binh quấy nhiễu Luy Lâu, M’linh,
Chu Diên nhằm thu hút sự chú ý của Mã Viện khỏi sông Hồng và biển hồ
Lãng Bạc. Đô Dương cùng Lê Chân từ biển vào, vờ tấn công Long Uyên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.