nông cụ và giống tốt để họ tùy cơ tìm về cố quốc, hoặc tái định cư trong
cương vực văn hóa Lĩnh Nam không mấy xa lạ với người Âu Lạc. Đây là lí
do một vài nơi tại Lĩnh Nam hiện nay vẫn còn một vài di tích đền thờ Mã
Viện.
Cuộc chinh phục Âu Lạc là chiến dịch lớn nhất trong sự nghiệp của
Mã Viện, xét theo qui mô động binh, thành quả đạt được. Có lẽ vì thẹn với
liệt nữ, họ Mã đã không thổi phồng chiến tích và kể tỉ mỉ chi tiết như thói
thường nơi quan trường Hoa Hạ. Chính vì vậy mà câu chuyện về Mã Viện
ở Hậu Hán thư đề cập rất tiết lược các diễn biến Nam chinh, nó trở nên nhỏ
bé khác thường với các ghi chép về chiến công trước và sau đó của Viện.
Khi bạn cũ Mạnh Kí chúc mừng Mã Viện trở về từ Âu Lạc, y cúi đầu, nói
cho qua: "Xưa Lộ Bác Đức đặt bảy quận, xét công chỉ phong mấy trăm hộ;
nay ta thấp kém, công ít thưởng nhiều, sao có thể lâu dài đây?".
Chăn êm nệm ấm Lạc Dương không làm Mã Viện nguôi ngoai, ác
mộng Âu Lạc thường xuyên ám ảnh. Nghỉ chưa đầy tháng, nghe nói rợ Hồ
cướp phá Phù Phong, Viện quyết xin vua ra trận nhằm khuây khỏa. Năm
sau hồi gia, tâm bệnh cũ lại hoành hành, ai hỏi Viện cũng giấu. Phò mã là
Lương Tùng đến tận giường Viện thăm nom, y cũng chẳng thèm mở miệng,
lại luận rằng Lương Tùng là bậc con cháu, phải giữ đúng tôn ti. Do đó họ
Lương trở nên ghét cay ghét đắng Mã Viện.
Tận cùng nỗi đau cá nhân trước tên tuổi hai liệt nữ Trưng Trắc và
Trưng Nhị, Mã Viện bỗng nhiên bị giáng một đòn chí tử từ nhận thức bản
thân về nền chính trị bành trướng Hoa Hạ. Khởi đi từ lời dạy bảo "Tôn Chu
nhượng Di" của Khổng Tử, khởi đi từ trung tâm vũ lực Tần - Hán, vua
chúa và quan lại Hoa Hạ mặc nhiên gán nhận mình là trung tâm đa giá trị
của thế giới. Chủ nghĩa Hoa tâm khẳng định văn hóa Trung Nguyên là đỉnh
tối cao giữa thiên hạ. Nó tự biên tự diễn một cách gượng ép và vô lý trong
vỏ bọc lễ giáo phong kiến phụ hệ. Bằng cách phủ nhận sự tồn tại của các
trung tâm văn minh khác, chủ nghĩa Hoa tâm khoác cho mình chiếc áo