thức ăn được, chỉ đành dùng ánh mắt cầu cứu hướng tới vợ của Nhị bá
đang ngồi ở bên cạnh.
Có điều nhị bá mẫu lại không hề thông cảm cho hắn chút nào, cứ một
mực gắp thức ăn cho con gái của mình, như thể sợ chậm chân là không còn
gì để ăn vậy.
Mà sự thực thì… chậm chân đúng là chẳng còn gì để ăn.
Mỗi khi Thẩm Khê ăn cơm đều chứng kiến các vị thúc bá, thẩm thẩm,
ca ca, tỷ tỷ của mình như vậy, trong lòng thầm nghĩ: - Hóa ra đoạt đồ ăn
cũng có thể tao nhã như vậy, mình cứ thế này thì khẳng định chỉ có thể húp
canh thừa mà thôi.
Cũng may Thẩm gia tuy hàng ngày đều là cơm canh đạm bạc, nhưng
điều an ủi duy nhất chính là, chưa từng để con cháu trong nhà bị đói, cơm
ăn được bao nhiêu thì cứ ăn, đây cũng chính là điều mà Thẩm Khê trông
cậy vào để mà tồn tại trong mấy năm qua.
Thẩm gia hay làm nhất là món ăn có tên gọi “Bích thủy Thanh long”
nghe rất êm tai, nhưng thực chất chỉ là một nồi nước sôi lớn, ở trong rắc
một chút hành thái cộng thêm một chút rau dại, đến muối mà cũng cho vào
rất ít.
Ở một thời đại mà không có công nghiệp, kinh tế quốc gia, đặc biệt là
nguồn thu ngân sách, muối chiếm một tỷ trọng rất lớn.
Vì vậy, việc sản xuất và buôn bán muối đều do quan phủ lũng đoạn,
mỗi cân muối có giá hai trăm văn tiền là cái giá mà không phải bách tính
bình thường có thể tùy tiện tiêu xài được. Hàng ngày Thẩm Khê đều phải
gắng gượng uống cái gọi là “Bích thủy Thanh long” này, đồng thời trong
lòng thầm nhủ, khi nào có tiền, nhất định phải ăn muối cho đã một phen.
Lão thái thái hừ lạnh một tiếng, lật đật đứng lên, tức giận nói: