HÀN PHI TỬ - Trang 21

sinh thì chỉ thở dài, giảng nhân nghĩa; còn hạng võ dũng thì chỉ biết dùng
thanh gươm để rửa nhục cho kẻ bị oan ức, bênh vực kẻ bị áp bức, thành
bọn thích khách mà người ta gọi là hiệp sỹ. Chúng ta không thấy làm lạ
rằng thời Chiến Quốc có nhiều hiệp sỹ hơn các thời khác, và Tư Mã Thiên
không tiếc lời ca tụng họ trong thiên 124: Du hiệp.
Họ tiếc thời cũ, muốn trở lại thời Xuân Thu, một phần vì thời đó ổn định
hơn, tôn trọng nhiều giá trị tinh thần (nhân nghĩa...) hơn, một phần cũng vì
muốn khôi phục lại địa vị cũ của họ. Nhưng họ lại bất lực; giòng lịch sử chỉ
chảy xuôi chứ không chảy ngược.

Chú thích:

[1] Có sách cho nhà Chu bắt đầu từ năm –1134, năm Võ Vương nối ngôi
cha làm Tây bá.
[2] Đời Thương, vua chết thì truyền ngôi cho em trai, không có em trai mới
truyền cho con. Đời Chu đổi hẳn: chỉ truyền cho con, không có con mới
truyền cho em.
[3] Các học giả Trung Quốc chưa nhất trí về sự phân định các thời đại.
Quách Mạt Nhược trong Trung Quốc cổ đại xã hội nghiên cứu (Khoa học
xuất bản xã – Bắc Kinh –1960) cho đời Ân là chế độ thị tộc, Tây Chu là chế
độ nô lệ, Đông Chu là chế độ phong kiến; còn Lã Chấn Vũ đồng thời với
Quách cho Ân là chế độ nô lệ, Tây Chu là chế độ phong kiến (Phong là
rừng cây chia ranh giới, kiến là kiến quốc; phong kiến là cắt đất, định ranh
giới cho chư hầu lập quốc).
[4] Theo Quách Mạt Nhược (sách đã dẫn) thì chế độ tỉnh điền còn là một
nghi vấn, vì trong các kinh Thi, Thư không thấy nói tới, mà nó cũng khó
thực hành được, nhưng Maspéro trong Le Chine antique (PUF – 1965),

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.