quyển, chép lại Nho thuật và tư tưởng của Đạo gia, Mặc gia, Âm dương
gia.
Người ta thường gọi thời Chiến Quốc là thời của Bách gia (trăm nhà) chư
tử, lời đó không quá đáng.
Trong Chiến Quốc sách, trang 17 - 19, chúng tôi đã sắp xếp tư tưởng của
những triết gia muốn vãn hồi trật tự cho Trung Hoa thời đó thành hai chủ
trương.
"Một chủ trương muốn giữ lại chế độ cũ, chế độ phong kiến, tăng uy quyền
cho thiên tử, bắt các chư hầu phải phục tòng;
"Một chủ trương đạp đổ chế độ cũ vì biết rằng nó không tồn tại bao lâu
nữa, mà lập một chế độ mới.
"Theo chủ trương thứ nhất có Nho gia và Mặc Gia. Mới đầu Khổng Tử
muốn cứu vãn nhà Chu. Rồi sau, Mặc Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử thấy nhà Chu
suy quá, không thể cứu được, mong có vị minh quân thay thế nhà Chu để
thống nhất Trung Hoa mà thi hành chế độ cũ sau khi sửa đổi ít nhiều. Rõ
nhất là chủ trương của Mạnh Tử. Một lần Lương Tương vương hỏi ông:
"Khi nào thiên hạ yên định được?" Ông đáp: “Khi nào thống nhất thiên hạ
thì yên định được...và ai không thích giết người thì thống nhất được... Hiện
nay trong thiên hạ chẳng có bậc chăn dân nào mà chẳng ham giết người.
Nếu có một vị vua có lòng nhân, chẳng ham giết người hại chúng thì mọi
người trong thiên hạ sẽ quay đầu ngóng cổ trông về vị ấy" (Lương Huệ
vương, thượng -6). Nghĩa là ông không tin gì nhà Chu nữa, muốn gặp bất
kỳ ông vua nào biết theo đạo của ông - biết dùng nhân nghĩa trị dân - để
ông phò tá thống nhất thiên hạ.
"Theo chủ trương thứ nhì, có Đạo gia và Pháp gia. Đạo gia muốn dùng
chính sách phóng nhiệm, giảm thiểu chính quyền, cứ theo tự nhiên như thời
sơ khai; họ tin rằng khi không còn giai cấp thì sẽ hết loạn, chẳng cần thống
nhất cũng như thống nhất. Như vậy phái này đả đảo một cái cựu (chế độ
phong kiến) để trở về một cái cựu hơn (xã hội nguyên thủy).
"Pháp gia trái lại, không muốn trở về cái cựu, mà muốn tiến tới một chế độ
mới; họ muốn dùng chính sách độc tài, dùng vũ lực lật đổ chế độ phong
kiến mà lập một chế độ quân chủ chuyên chế. Họ cho đạo "Vô Vi"[2] của