Lão, Trang là hoang đường, họ muốn cực "hữu vi"; họ lại nghĩ rằng "vương
đạo" của Khổng, Mạnh, chỉ làm quốc gia thêm loạn, nên họ chủ trương "bá
đạo".
Trong cuốn này viết về Hàn Phi, người tập đại thành tư tưởng của các pháp
gia thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc, chúng tôi đứng về một khía cạnh
khác mà chia lại, cũng làm hai chủ trương:
1- Chủ trương lý tưởng, trọng đạo đức của Nho (Khổng, Mạnh, Tuân) Mặc,
Dương, Lão, Trang.
2 - Chủ trương thực tế, trọng quyền lực của Pháp gia, như Quản Trọng,
Thận Đáo, Thân Bất Bại, Thương Ưởng, Hàn Phi...
Phái trên hoàn toàn là những triết gia bàn về chính trị; phái dưới gọi là triết
gia cũng được, nhưng thực sự họ là chính trị gia hơn triết gia. Phái trên có
công với triết học, đạo đức, với sự đào tạo tâm hồn dân tộc Trung Hoa
nhưng hoàn toàn thất bại về chính trị (Khổng được cầm quyền ở Lỗ không
lâu; Mạnh chỉ làm khách khanh ở Tề, Lương, Đằng; Tuân chỉ làm một viên
huyện lệnh; Mặc bôn ba khắp chư hầu mà không ai theo học thuyết của
ông[3], còn Dương, Lão, Trang thì lánh đời).
Phái dưới trái lại, đã hoàn toàn thành công thống nhất được Trung Hoa, lập
được chế độ quân chủ chuyên chế nhờ họ:
- Không ngăn cản sự biến chuyển của giòng lịch sử mà còn thúc đẩy nó tiến
mau hơn.
- Trọng thực tế, không bàn suông, chỉ nhắm kết quả ngắn hạn, tách rời
chính trị và đạo đức[4]
Đời sau có nhiều người không phục họ vì họ không đứng về quan niệm của
dân, mà đứng về quan niệm của vua (của quốc gia); nhưng chính sách của
họ từ Tần, Hán trở đi không thời nào nhà cầm quyền không theo, sau khi
dung hoà nó ít nhiều với chính sách của Nho gia
Trong chương này chúng tôi xét sơ lược sự tiến triển của học thuyết Pháp
gia trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc, tức tư tưởng của một số Pháp gia
quan trọng để độc giả nhận được uyên nguyên của học thuyết Hàn Phi.
QUẢN TRỌNG
Người mở đường cho các Pháp gia là Quản Trọng. Không ai biết ông sinh