d/ Phí Vô Cực
là người thân của một quan lệnh doãn nước Kinh. Khích
Uyển mới giúp việc quan lệnh doãn, được quan lệnh doãn rất yêu. Vô Cực
(ghen ghét) bảo quan lệnh doãn:
- Ngài rất yêu Uyển, sao không bảo bày tiệc rượu một lần ở nhà ông ta?
Quan lệnh doãn khen phải và bảo Uyển bày tiệc một lần ở nhà. Vô Cực
khuyên Uyển:
- Quan lệnh doãn rất ngạo mạn và thích binh khí. Ông nên tỏ vẻ kính cẩn và
bầy binh khí ở sân và cửa.
Uyển làm theo. Quan lệnh doãn tới, thấy vậy, kinh hoảng hỏi:
“Thế nghĩa là làm sao?” Vô Cực bảo: “Ngài chỉ có cách là về ngay
đi. Sự việc chưa biết sẽ ra sao". Quan lệnh doãn nổi giận, đem binh đánh
Khích Uyển và giết ông ta.
e/ Tế Thủ
và Trương Thọ thù oán nhau. Trần Nhu mới (từ Sở) vô
(Ngụy), không ưa Tế Thủ bèn sai người ám sát Trương Thọ. Vua Ngụy cho
rằng Tế Thủ làm việc đó, trách ông ta.
***
Kinh 4. Việc có bề trái: Một sự tình phát sinh, nếu có lợi thì nhà vua làm
chủ nó, nếu có hại thì nên xét ngược lại xem ai có lợi trong đó. Cho nên
bậc minh chủ luận việc: nếu có hại cho nước thì xem xét ai là kẻ có lợi
trong việc đó (…)
Truyện 4 (…)
a/ Trần Nhu là kẻ bề tôi của vua Ngụy, thân thiện với vua Kinh, xúi Kinh
đánh Ngụy. Trần Nhu nhân đó xin vì vua Ngụy mà đứng ra học giải rồi nhờ
thế lực của Kinh được làm tướng quốc Ngụy.
b/ Thời Chiêu Hy hầu, người đầu bếp dâng thức ăn trong món canh có
miếng gan còn sống. Chiêu Hy hầu kêu người phụ bếp vô mắng: “Tại sao
ngươi bỏ miếng gan sống vào nồi canh của quả nhân?” Hắn khấu đầu chịu
tội chết, đáp: “Thần muốn ngầm hại anh đầu bếp”.