Có người bảo:
Quản Trọng bảo “Lời nói ở nhà riêng phải đầy nhà riêng, lời nói ở công
đường thì phải đầy công đường” không phải chỉ riêng trỏ những việc du hí,
ăn uống, mà tất còn trỏ những việc lớn
vua chúa nếu không phải là pháp luật thì là thuật. Pháp luật là cái chép
trong sách vở, bày ở công sở và công bố cho toàn dân. Thuật là cái giấu
trong lòng để so sánh mọi việc mà ngầm chế ngự quần thần. Cho nên pháp
luật không gì bằng phải bày ra cho mọi người biết, mà thuật thì không
muốn người khác thấy. Bậc minh chủ nói đến pháp luật thì hết thảy những
kẻ ti tiện trong nước đều được nghe biết, chớ nào phải đầy nhà riêng mà
thôi; còn như dùng thuật thì những kẻ yêu mến, thân cận cũng không được
nghe, làm sao có thể đầy nhà riêng được? Vậy lời nói của Quản Tử không
phải là lời nói đúng với pháp thuật.
Bộ mễ bên chữ gian Tự điển không có – Các nhà chú thích cho là chữ
撊(giản).
Họ vua một nước chư hầu.
Trâu và Lỗ là nơi phát nguyên của đạo Nho, nên dân hai nước đó được
sự giáo hóa của Nho gia, có thói quen khen đức hạnh và giấu tội lỗi của
người khác.
Khó giữ cho nước khỏi loạn, ngôi vua khỏi mất.
Chữ diệp là lá, đây đọc là Nhiếp, tên đất và tên họ.
Thời đó thái ấp của đại phu là 100 cỗ xe, mỗi cỗ bằng sáu dặm vuông.
Coi chú thích thiên XXXIII Ngoại trừ thuyết tả hạ.
Tức Tuân Khanh, sư phụ của Hàn Phi. Hàn chỉ nhắc tới thầy ở mỗi đoạn
này, mà không ai biết việc đó ra sao. Tử Khoái là vua nước Yên, xem chú
thích thiên VII Nhị Bính.
Phù Sai là vua nước Ngô không nghe lời Tử Tư, sau bị Câu Tiễn, vua