Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi
Hàn Phi Tử
THIÊN XLI
VẤN BIỆN.
(HỎI VỀ SỰ TRANH BIỆN)
Có người hỏi:
- Do đâu mà có sự tranh biện?
Đáp:
- Do bề trên (vua chúa) không sáng suốt.
Lại hỏi:
- Tại sao bề trên không sáng suốt mà lại sinh ra tranh biện?
Đáp:
- Trong nước của một vị minh quân thì lệnh là lời nói rất quí,
pháp luật là rất thích đáng. Lời không thể có hai cùng quí
, pháp luật
không thể có hai cùng thích đáng. Cho nên lời nói và việc làm mà không
theo pháp lệnh thì phải cấm. Nếu có người nào (bảo) không theo pháp lệnh
mà có thể đối phó với sự gian trá, thích ứng với sự biến động, mưu lợi, dò
đoán được sự tình thì bậc vua chúa nên thu nạp lời người đó mà xét xem có
thực tế không. Lời nói của họ mà thích đáng thì thưởng lớn,
đáng thì phạt nặng. Như vậy người ngu sợ tội mà không dám nói (bậy),
người thông minh không cãi lí, do đó mà không có sự tranh biện. Đời loạn
thì không vậy. Vua ban lệnh mà dân lấy văn học để chê bai, công sở có
pháp luật mà dân lấy hành động riêng để sửa pháp luật theo ý mình; vua
làm loạn pháp lệnh mà trọng trí lược, hành vi của bọn học giả, vì vậy mới
có nhiều văn học. Phàm lời nói và hành vi phải lấy công dụng làm tiêu
chuẩn. Mài mũi tên cho thật bén rồi lấy bắn càn thì thế nào mũi tên cũng
trúng một sợi lông mùa thu (lông tơ), nhưng như vậy không thể bảo là bắn
giỏi được, vì không có cái đích nhất định. Đặt một cái đích rộng năm tấc,
đứng cách xa trăm bước thì nếu không phải là Nghệ và Phùng Mông
bắn không trúng được, vì phải nhắm một cái đích nhất định. Cho nên nhắm