HÀN PHI TỬ - Trang 406

đích nhất định, thì đích rộng tới năm tấc mà bắn được như Nghệ và Phùng
Mông đã là khéo rồi; không có đích nhất định mà bắn càn thì dù trúng mười
cái lông mùa thu cũng là vụng. Nay nghe lời nói, xét hành vi (của ai) mà
không lấy công dụng làm tiêu chuẩn thì lời tuy rất tinh thâm, hành vi tuy rất
kiên cường, cũng chỉ là lời nói càn (việc làm càn) thôi. Cho nên thời loạn
thì người ta cho lời khó hiểu là tinh thâm, cho sự uyên bác là hùng biện; xét
hành vi thì người ta cho sự xa rời quần chúng là hiền minh, cho sự phạm
thượng là cao ngạo. Bậc vua chúa thích lời tinh thâm, hùng biện, trọng
hành vi hiền minh, cao ngạo, cho nên tuy có người lập ra pháp luật, định
hành vi nào nên giữ nên bỏ, phân biệt lời nào phải lời nào trái, (tới chỗ này
chắc sắp chữ thiếu?) nên kẻ mặc áo nhà Nho và bọn đeo kiếm (hiệp khách)
mới đông, nông phu và chiến sĩ mới ít, lời luận về “chắc, trắng”, “không có
chiều dầy"

[4]

mới nổi lên mạnh, mà pháp lệnh của quốc gia không còn. Vì

vậy mà tôi bảo rằng bề trên không sáng suốt thì sinh ra tranh biện.

[1]

Nghĩa là về một việc đã ra lệnh thì phải theo, chứ không thể vừa theo

lệnh đó vừa theo một mệnh lệnh ngược hoặc khác hẳn.

[2]

Nguyên văn: hữu đại lợi = có lợi lớn (cho người nói), tức là người đó sẽ

được thưởng.

[3]

Hai người bắn giỏi thời xưa – Phùng Mông là học trò của Nghệ. Nhiều

người đọc là Bàng Mông hoặc Bồng Mông, nhưng lối đọc này bị các học
giả Nhân Sư Cổ và Nguyễn Nguyên bác.

[4]

) Công Tôn Long tách rời cái cứng và cái trắng (li kiên bạch) Như

phiến đá trắng, lúc thì ta thấy nó trắng mà không thấy nó chắc, lúc thì thấy
nó chắc mà không thấy nó trắng, thấy cái nọ, không thấy cái kia, như vậy là
cái nọ lìa cái kia, không chứa cái kia.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.