Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi
Hàn Phi Tử
THIÊN XIII
HÒA THỊ
(HỌ HÒA)
Người nước Sở là ( Biện) Hòa tìm được trong núi Sở một khối ngọc sống,
đem dâng vua Lệ vương
. Lệ vương sai thợ ngọc xem. Thợ ngọc bảo chỉ
là một cục đá. Lệ vương cho (Biện) Hòa là nói láo, ra lệnh chặt chân trái
ông ta. Khi Lê vương mất, Võ vương
nối ngôi, (Biện) Hòa lại dâng ngọc
lên. Võ vương lại sai thợ ngọc xem, thợ ngọc lại bảo chỉ là đá. Võ vương
lại cho là Biện Hòa nói láo, ra lệnh chặt chân phải ông ta, Võ vương chết,
Văn vương
lên nối ngôi, (Biện) Hòa ôm khối ngọc mà khóc ở chân núi
Sở ba ngày đêm, hết nước mắt thì khóc ra máu. Văn vương hay tin, sai
người hỏi nguyên do :
- Trong thiên hạ có nhiều người bị chặt chân, sao mà riêng ông khóc lóc bi
thảm đến vậy ?
(Biện) Hòa đáp :
- Tôi không đau xót vì bị chặt chân mà vì nỗi : thiệt là ngọc mà lại bảo là
đá, kẻ sĩ ngay thẳng mà lại bảo là nói láo, tôi đau xót vì lẽ đó.
Nhà vua bèn sai thợ mài khối ngọc đó, được một hòn ngọc quí, và đặt tên là
: “ngọc bích Biện Hòa”.
*
Châu ngọc là thứ mà nhà vua muốn có gấp, dù Biện Hòa dâng một khối
ngọc không tốt thì cũng không hại gì cho nhà vua, thế mà phải bị chặt hai
chân rồi khối ngọc mới được nhận là quí; nhận ra được của báu, khó như
vậy đó. Ngày nay bậc vua chúa cần có pháp thuật để ngăn cấm quần thần,
sĩ dân, gian tà chưa chắc đã gấp như cầu có ngọc bích Biện Hòa
sĩ có đạo ( tức có pháp thuật) chưa bị giết là vì họ chưa dâng thứ ngọc lập
nên nghiệp đế vương (tức pháp thuật) cho vua vậy. Vua chúa dùng thuật thì
đại thần không thể tự chuyên, kẻ thân cận không dám bán quyền chức;