HÀN PHI TỬ - Trang 60

Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi

Hàn Phi Tử

Chương 2

TÁC PHẨM

1. Các bản từ trước tới nay.

Theo niên biểu ở chương trên thì Hàn Phi bắt đầu viết sách vào khoảng
năm thứ 8 đời Tần Thủy Hoàng và theo Sử kí thì năm, sáu năm sau khi Hàn
Phi đi sứ Tần, cả Lí Tư và Tần Thủy Hoàng đều đã được đọc một phần tác
phẩm của Hàn. Thời đó người làm sách và kẻ sao lại đều phải khắc chữ lên
thẻ tre hoặc dùng que nhúng vào sơn rồi viết lên lụa. Vậy mà chỉ trong có
mấy năm, tác phẩm của Hàn Phi đã vượt biên giới Hàn và qua Tần, đủ biết
nó nổi danh và phổ biến rất mau.
Sau khi Hàn Phi mất, Lí Tư và Tần Nhị thế Hoàng đế đều có dẫn lời trong
sách của Hàn (coi thiên Truyện Lí Tư trong Sử kí).
Hơn một trăm năm sau Tư Mã Thiên bảo tác phẩm của Hàn Phi gồm trên
một vạn chữ và có những thiên Cô phẫn, Ngũ đố, Nội, ngoại trừ, Thuyết
Lâm
, Thuế nan, mà không cho biết trọn bộ có bao nhiêu thiên. Tới khoảng
đầu kỉ nguyên tây lịch, Lưu Hướng là con của Lưu Hâm mới thu thập lại
được 55 thiên, nhưng không chia thành quyển. Bản ngày nay chúng ta dùng
có lẽ là bản đời Hán hay đời Lương đó.
Gần đây, nghe nói ở Trung Quốc, người ta khai quật được một bản trong
ngôi mộ đời Hán, không rõ bản này có khác nhiều không.
Tứ đời Hán đến đời Tống, các bản sao hay khắc lại đều mang nhan đề là
Hàn Tử. Bắt đầu từ đời Tống, mới có nhà gọi là Hàn Phi tử để phân biệt
với bộ Hàn tử ghi chép tư tưởng của Hàn Dũ, được Nho gia tôn trọng gần
ngang với Mạnh tử.
Tuy nhiên đời Tống và đời Minh vẫn có nhà dùng nhan đề cũ, qua đời
Thanh, nhan đề Hàn Phi tử mới thật thông dụng.
Theo Trần Khải Thiên trong Hàn Phi tử hiệu thích (Trung Hoa tùng thư –
1958) thì từ thời Bắc Ngụy tới nay có ít nhất là 30 tác phẩm hiệu đính và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.