chú thích Hàn Phi tử; mỗi thời tiến bộ hơn một chút, nhưng hiện nay vẫn
còn ít chỗ sai hoặc thiếu.
Họ Trần khen bản Hàn Phi tử tập giải của Vương Tiên Thận (đời Thanh) là
tập đại thành những bản hiệu thích của người trước, nhưng có chỗ còn sai
sót.
Ông cũng có nhắc tới bản Hàn Phi tử bổ tiên của Cao Hanh, nhà này cũng
có tiếng, cải chính được nhiều chỗ, phát minh được nghĩa mới, giúp cho
ông nhiều, nhưng ông chỉ được đọc trên tạp chí Văn Triết quí san, quyển II,
số 3 và 4 (1933) của trường Đại học Vũ Hán, không biết tới nay đã xuất
bản chưa.
Ngoài ra hai bản:
- Hàn Phi tập giải các (giác) chứng của Vương Thúc Mãn (Dân)
- Hàn Phi tử tập giải bổ chính của Long Vũ Thuần cũng có chỗ dùng
được, nhưng cả hai cũng chỉ mới đăng trên tạp chí.
Chúng tôi chỉ kiếm được 3 bản chữ Hán:
- Hàn Phi tử tập giải của họ Vương: bản này khắc từ năm Quang Tự
thứ 22 (1896), không chấm câu, chú thích sơ sài, rất khó đọc.
- Hàn Phi tử bạch thoại chú giải của Diệp Ngọc Lân (Hoa Liên xuất
bản xã – không đề in năm nào), chỉ tuyển 33 trong số 55 thiên. Chú thích sơ
sài, chỉ được cái lợi là dịch ra bạch thoại, nhưng có nhiều chỗ dịch không
chắc đã đúng.
- Hàn Phi tử hiệu thích của Trần Khải Thiên. Bản này quí nhất. Họ
Trần đã bỏ ra hàng chục năm nghiên cứu Hàn Phi tử, thu thập được nhiều
bản cũ, tham khảo nhiều nhà, hiệu đính và chú thích lại rất kĩ, đưa ý kiến về
vấn đề chân, ngụy của mỗi thiên, cuối bộ lại có phần tiểu sử Hàn Phi, tổng
hợp tư tưởng Hàn Phi, sau cùng chép thêm cả những lời phê bình Hàn Phi
từ đời Hán tới nay. Toàn bộ gồm trên một ngàn trang khổ lớn. Thật là một
tác phẩm rất công phu (tuy hơi rườm) đã giúp chúng tôi được nhiều. Không
nhờ một ông bạn – ông Tạ Trọng Hiệp – kiếm giùm cho bộ đó thì chưa
chắc chúng tôi đã quyết tâm viết về Hàn Phi.
- Và một bản Việt dịch của Nguyễn Ngọc Huy (Lửa thiêng xuất bản –
1974) gồm hai cuốn. Bản dịch này khá công phu, dùng được
, căn cứ vào