Kohl cảm thấy phẫn nộ. Từ khi là sinh viên du học khoa học hình sự,
ông luôn hướng ánh mắt ghen tỵ nhìn sang Mỹ hoặc Anh, nơi nhận dạng
pháp y giờ đây chủ yếu được tiến hành bằng phân tích vân tay. Phải, ở đây
vân tay được dùng để nhận dạng, nhưng khác với Mỹ, Đức không có hệ
thống chính thức phân tích dấu vết, mỗi vùng trong nước một kiểu khác
nhau. Một cảnh sát viên tại Westphalia có thể phân tích dấu vết theo cách
này, một sĩ quan Cảnh sát tại Berlin lại phân tích theo cách khác. Khi gửi
các mẫu đi tới đi lui cũng có thể thu được một nhân dạng, tuy nhiên quá
trình này phải mất vài tuần. Kohl từ lâu đã ủng hộ việc chuẩn hóa phân tích
dấu vân tay trên toàn quốc, tuy nhiên ông vấp phải sự thờ ơ và phản đối
quyết liệt. Ông còn thúc giục cả giám sát của ông nên mua các máy truyền
viễn ấn ảnh của Mỹ, những thiết bị tuyệt vời có thể truyền các tấm tranh,
ảnh rõ nét, như ảnh chụp vấn tay, bằng máy fax qua đường điện thoại chỉ
trong vài phút. Tuy nhiên, chúng quá đắt và sếp của ông đã dẹp ngay đề
nghị này, thậm chí chẳng buồn xới lại với người đứng đầu các lực lượng
cảnh sát.
Cho dù vấn đề nhức nhối đối với Kohl đó là một khi Chủ nghĩa Phát xít
lên nắm quyền, dấu vân tay sẽ bị xem là thứ yếu so với hệ thống nhân trắc
học của Bertillon đã lỗi thời, áp dụng những số đo cơ thể, đầu và mặt để
nhận diện tội phạm. Như hầu hết các thanh tra hiện đại, Kohl phản đối phép
phân tích của Bertillon, cho là nó là cồng kềnh, phải, vì cơ cấu cơ thể người
ở mỗi người có sự khác biệt rất lớn, nhưng hàng tá số đo chính xác là điều
cần thiết để phân loại ai đó. Không như dấu vân tay, tội phạm hiếm khi để
lại ấn tượng thể chất tại hiện trường để liên kết cá nhân nào đó với hiện
trường tội ác, thông qua việc áp dụng toàn bộ dữ liệu của Bertillon.
Tuy nhiên, các lợi ích của Chủ nghĩa Phát xít trong nhân trắc học không
còn nhằm mục đích nhận diện, mà biến thành phương tiện then chốt cho cái
gọi là “khoa học” tội phạm học: phân loại tội phạm không dựạ trên hành vi,
mà chủ yếu dựa vào những đặc trưng thể chất. Hàng trăm mật vụ Gestapo
và SS lao động cực khổ trọn thời gian tìm ra mối tương quan giữa kích cỡ
mũi hay độ đậm của làn da với khuynh hướng phạm tội. Mục tiêu của