không vọng được đến tai tên đại tá. Tay người Mỹ buộc phải lao xuống
sảnh qua hơn chục các công nhân đang ngạc nhiên, xô ngã Ernst tránh xa
cửa sổ.
Tên đại tá đang ôm lấy đầu do bị đập xuống mặt sàn được che bằng vải
dầu. Trên lớp da dầu không có máu, dường như hắn không bị thương nặng
lắm. Cho dù cú xô ngã của Taggert khiến hắn choáng váng, phổi như nghẹt
thở.
Trả lời câu hỏi của Ernst, Taggert đáp, “Tôi đi cùng đoàn ngoại giao Mỹ
tại Washington D.C..” Lão trình ra giấy tờ của mình: một thẻ chứng minh
của Chính phủ và một hộ chiếu Mỹ đích thực được cấp với tên thật, không
phải giả mạo tên của Reginald Morgan - nhân viên Văn phòng Tình báo
Hải quân lão đã bắn chết trước mặt Paul Schumann trong ngõ Dresden hôm
qua. Lão dùng luôn tên ông ta kể từ đó.
Taggert nói, “Tôi đến đây để cảnh báo ngài về một âm mưu lấy mạng
ngài. Kẻ ám sát đang ở ngoài kia.”
“Nhưng Krupp… Nam tước von Bohlen có liên quan không?”
“Krupp ư?” Taggert giả đò ngạc nhiên, lắng nghe Ernst giải thích về
cuộc gọi.
“Không, đó chắc là một trong những kẻ bày mưu gọi cho ngài để dụ ngài
ra.” Lão chỉ ra cửa. “Kẻ sát nhân đang ở một trong những nhà kho chứa đồ
dự trữ phía Nam Sân vận động. Chúng tôi nghe nói hắn là người Nga
nhưng mặc đồng phục SS.”
“Người Nga ư? Đúng, đúng, có một cảnh báo an ninh về một tên như
thế.”
Thực ra, dù Ernst có đứng mãi ở cửa sổ hay bước ra hàng hiên cũng sẽ
chẳng có nguy hiểm gì. Khẩu súng trường Schumann đang giữ chính là
khẩu gã đã bắn thử tại Quảng trường Tháng 11 Năm 1923 hôm qua. Tuy
nhiên, đêm qua Taggert đã bịt nòng súng bằng chì. Dù Schumann có nổ
súng thì viên đạn sẽ không bắn ra được. Thế nhưng khi chuyện đó xảy ra,
tên gangster người Mỹ kia hẳn sẽ biết mình đã bị gài và có thể đã trốn
thoát, ngay cả nếu có bị thương khi khẩu súng trường phát nổ.
“Lãnh tụ của chúng tôi có thể gặp nguy hiểm!”