Schumann, rồi gọi cho SS hoặc Gestapo cho họ biết rằng tên người Nga đã
bị chặn đứng.
Taggert bước vào trong phòng vệ sinh rộng rãi, đóng chặt cửa lại, nới
lỏng vài cúc áo sơ mi trên cổ nhằm làm dịu đi cái nóng khủng khiếp. Lão
thở hồng hộc, hít không khí vào đầy hai lá phổi đau nhức. Mồ hôi đọng lại
trên trán, khiến làn da dưới nách ngứa ngáy. Nhưng cái khó chịu này chẳng
quan trọng gì. Robert Taggert hoàn toàn chịu đựng được, không phải, mà
lão say sưa với một yếu tố còn tốt hơn nhiều khí oxy ẩm ướt: trạng thái
phấn khích trước quyền lực. Một thằng bé xuất thân từ khu Hartford thấp
bé, u ám. Thằng bé hay bị đánh đòn đơn giản chi vì nó có tư duy sắc bén
nhưng lại chạy chậm hơn những đứa khác trong vùng. nhưng đích thân lão
vừa được gặp Adolf Hitler, chinh trị gia hiểu biết nhất trên thế giới này. Lão
đã thấy đôi mắt xanh sắc sảo của ông ta nhìn lão với sự ngưỡng mộ và tôn
trọng, sự tôn trọng chẳng bao lâu sẽ vọng về nước Mỹ khi lão về nước, báo
cáo rằng nhiệm vụ của lão đã thành công.
Là Đại sứ sang Anh, sang Tây Ban Nha. Phải, ngay cả khi làm đại sứ ở
đây, quốc gia lão yêu thích. Lão có thể đi đến bất kỳ đâu lão muốn.
Lại đưa tay lên lau mặt, lão tự hỏi sẽ phải đợi Schumann bao lâu nữa.
Câu trả lời cho câu hỏi này đến chỉ một lúc sau đó. Taggert nghe thấy
tiếng cửa trước của căn nhà trọ bật mở, tiếng những bước chân nặng nề
trong tiền sảnh. Chúng tiếp tục vang lên qua phòng này. Có một tiếng gõ
cửa.
“Käthe ?” từ xa vẳng đến một giọng nói.
Giọng của Paul Schumann.
Liệu gã có vào trong căn phòng của cô ta mà đợi không?
Không… Những tiếng bước chân tiến về hướng này.
Taggert nghe thấy tiếng loảng xoảng của chìa khóa, tiếng the thé của
những bản lề cũ khi cửa ra vào đóng lại. Paul Schumann bước vào căn
phòng, nơi gã sẽ chết.