Kohl lại nhìn tay người Mỹ. Chà, phải rồi, ông đã nhận ra đây là đôi mắt
của kẻ sát nhân. Ông thấy nhớ đôi mắt tại nhà trọ ấy biết bao nhiêu? Có lẽ
vì dạo này xung quanh ta có quá nhiều kẻ sát nhân đến nỗi chúng ta ngày
càng miễn nhiễm. Willi Kohl đã hành động một cách nhân đạo, cho phép
Schumann trốn thoát trong khi tiếp tục điều tra thay vì đưa người này đến
cái chết rõ mười mươi trong xà lim SS hoặc Gestapo. Ông đã cứu mạng
một con sói, mà giờ đây hắn quay ra chống lại ông. Ôi, ông có thể nói với
Schumann rằng mình chẳng biết gì về trò man rợ này. Thế nhưng tại sao
hắn lại phải tin ông? Thêm vào đó, Kohl xấu hổ nghĩ tới chuyện bất chấp
thái độ thờ ơ của ông với tội ác quái dị đặc biệt này, mối liên kết giữa ông
với những kẻ thực hiện tội ác này là không thể phủ nhận.
“Làm đi!” Schumann thì thầm qua kẽ răng.
Kohl quỳ xuống trên thảm lá, nghĩ đến vợ ông. Nhớ lại khi hai vợ chồng
còn trẻ tuổi mới kết hôn lần đầu, họ đi pinic trong rừng Grünewald Forest.
Chà kích cỡ cái rổ bà ấy mang theo, lớp muối trên thịt, mùi hương giống
nhựa cây của rượu vang và những món dưa chua. Cảm xúc bàn tay bà nằm
trong bàn tay ông.
Thanh tra nhắm mắt lại thì thầm một lời nguyện cầu, nghĩ rằng ít nhất
Quốc Xã chưa tìm ra cách biến những giao tiếp linh hồn thành tội ác.
Chẳng bao lâu ông lạc vào trong bài cầu nguyện nhiệt tình mà Chúa phải
chia sẻ nó với Heidi và con cái họ.
Và rồi ông nhận ra đã mấy phút trôi qua.
Hai mắt vẫn nhắm nghiền, ông thận trọng lắng nghe. Ông chir nghe thấy
tiếng gió xào xạc qua rặng cây, tiếng côn trừng vo ve và tiếng động cơ trầm
của máy bay trên đầu mình.
Lại một, hai phút đằng đẵng trôi qua. Cuối cùng, ông mở mắt, đấu tranh
tư tưởng. Rồi Willi Kohl chậm rãi quay lại, mong nghe thấy tiếng cạch của
súng vào bất kỳ lúc nào.
Chẳng thấy Schumann đâu. Tên cao lớn ấy đã lặng lẽ đi khỏi khoảng
rừng thưa. Cách không xa ông nghe thấy tiếng động cơ đốt trong khởi
động, rồi tiếng vào số.