Thứ nữa, người Phật tử là người nhận ra điều gì không chân thật thì không theo,
không làm. Điều này chúng ta có thể thực hiện được. Bởi điều gì không chân thật thì sẽ
đưa đến những kết quả không tốt. Như vậy, trong lòng chúng ta nếáu còn niệm nào không
chân thật thì nên loại nó ra. Chúng ta khỏi phải tụng kinh gì cả. Hễ thấy trong lòng mình
có gì không chân thật thì loại ra. Không có kinh nào trị được bệnh ấy cả. Khi mình không
chân thật thì mình biết mình không chân thật, phải loại cái không chân thật đó ra. Đó là
cách tụng kinh, đó là cách tu hành. Tâm chân thật rồi thì nhân khổ không bao giờ có. Đây
là điều thứ tư.
Điều thứ năm là khởi niệm tham trước. Trong năm điều thì điều này khó nhất. Bởi
vì thường trong lòng của chúng ta, hễ thấy có cái gì hợp nhãn, thì mình liền khởi niệm
thích thú, muốn cái đó thuộc về mình. Do đó khi đối duyên xúc cảnh hay làm bất cứ việc
gì chúng ta phải bình tĩnh. Mỗi khi mắt của chúng ta chạm một hình ảnh, một sự kiện,
một đối tượng, chúng ta phải bình tĩnh, đừng để niệm khởi lên sau đó. Như vậy mới có
thể chấm dứt được nhân đưa mình vào cảnh khổ.
Tóm lại, năm điều tôi vừa trình bày là năm điều có thể đưa chúng ta vào trong chỗ
khổ đau, nếu chúng ta không dừng, không làm chủ, không khắc phục. Chúng ta phải sáng
suốt, định tỉnh suy xét thật kỹ. Nó không phải là những vấn đề ở bên ngoài mà nó nằm
ngay trong đời sống bình thường của chúng ta. Việc Hiếu đạo cũng không ngoài những
yếu tố đó.
Hiếu đạo là sao? Đó là chúng ta không làm khổ cho mình, không làm khổ cho cha
mẹ, quyến thuộc. Hiếu đạo ở đây còn có nghĩa là làm chủ được mình khi lo lắng cho cha
mẹ.
Trong kinh Địa Tạng có nói chuyện một nữ Phật tử. Cô có bà mẹ thích những thức
ăn từ xương thịt của chúng sinh. Phật tử đó thấy hành động, cuộc sống của mẹ mình như
vậy, biết chắc bà sẽ bị rơi vào địa ngục, nhưng không biết làm sao khuyên mẹ mình vì bà
không kính tin Tam Bảo. Thời gian sau bà mất. Vì là Phật tử cho nên cô thành tâm niệm
danh hiệu Phật, mong biết được mẹ mình sanh vào thế giới nào? Vì gần gũi cúng dường
và tu hành thanh tịnh, nên cô được một vị Tăng thanh tịnh thương xót nhập định xem xét.