HẠNH HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT - Trang 75

phiền não nhưng lòng không đóng kín. Do đó được sanh cõi người, hưởng phúc lạc. Trái

lại, người giàu có vì lòng bỏn xẻn nên sinh vào loài quỉ đói, chịu khổ vô vàn.

Qua đoạn kinh trên, Phật dạy chúng ta mở rộng lòng mình thì dù trong hoàn cảnh

nào, chúng ta cũng có thể tu tập được. Hiếu hạnh cũng vậy. Nếu không đủ duyên thì

chúng ta cũng tìm cách tu tập, chớ nên buồn bực, phiền não mà bỏ hiếu đạo. Người biết

mở lòng mình ra, thấy và nhận được những khuyết dở của mình là người tốt.

Nhân ngày rằm tháng bảy, là ngày báo hiếu, tôi muốn nói đến tâm của chúng ta là

viên ngọc quí, là chân tâm, Phật tính hay là trí tuệ… ai ai cũng sẵn có. Thực hiện lời Phật

dạy chúng ta tu hiếu hạnh, là sống lại với chân tâm đó. Đừng để nó chạy loạn ra bên

ngoài. Sống được với tâm đó tức là sống được với chính mình và mọi người, trong đó có

cha mẹ chúng ta.

Hạnh hiếu phải được thực hiện trên nền tảng bản tâm ấy gọi là hiếu đạo của người

con Phật. Từ một tâm ấy mà tự lợi, lợi tha, làm tròn bổn phận đối với cha mẹ, thân bằng

quyến thuộc, xã hội quốc gia. Thế nên biết chữ tâm trong nhà Phật là gốc của muôn pháp.

Mong tất cả chúng ta hãy nhận và sống lại với bản tâm của chính mình. Đó cũng chính là

đền ân sanh thành dưỡng dục của song thân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.