Nếu người không thể thực hiện cả bảy pháp, mà chỉ thực hiện một, hai pháp cũng
có lợi lạc, cũng có kết quả tốt. Ví dụ chúng ta chỉ tu pháp là nói lời nhu nhuyến, dung
mạo ôn hòa, cũng đã thành công khi tiếp xúc với mọi người.
Ai mà chịu nổi khi nghe một giọng nói như sấm, đinh tai, điếc óc, thấy bộ mặt là
phát khiếp. Dù chúng ta muốn hợp đồng với người đó, hoặc vì mối quan hệ không thể
thiếu người đó nhưng quả thực mình thấy trong lòng hồi hộp quá. Gặp đối tượng này
không biết sự việc sẽ xảy ra như thế nào đây. Cho nên chỉ hai pháp thôi: ôn hòa, nói lời
nhu nhuyến, tu được hai pháp này cũng đã thành công rồi.
Trong gia đình, không có bà mẹ, ông cha nào có một đứa con dung mạo, ngôn
hạnh dễ thương, dễ dạy mà lại ghét nó được.
Nếu đủ duyên, chúng ta thực hiện trọn vẹn bảy điều thì quí. Nếu chưa đủ duyên,
chúng ta thực hiện từng điều một cũng tốt thôi.
Tóm lại, hiếu đạo được thể hiện trên hai mặt vật chất và tinh thần. Vật chất là cung
dưỡng, phụng thờ, cúng dường. Tinh thần là hướng dẫn đến đạo lý. Người con tu hạnh
hiếu chẳng những có lợi lạc ngay trong đời này mà phúc lạc sẽ được tăng tiến ở đời sau.
Điển hình như trời Đế Thích.
Kinh Mục Liên sám pháp ghi lại câu chuyện này. Có hai người, một giàu một
nghèo. Bấy giờ có một lão ăn mày đến nhà của người giàu có xin ăn. Người giàu có này
lại rất bỏn xẻn, thấy dáng kẻ ăn mày tới là sợ rồi, cho nên đuổi ra, trong lòng bực bội,
phiền não. Đó là trường hợp người giàu bị phiền não khi có kẻ ăn mày đến.
Bấy giờ lão ăn mày cũng đến gõ cửa ông nhà nghèo. Người nghèo cũng phiền não,
vì hận mình không có của cải, phương tiện để giúp cho kẻ kia. Khác với phiền não của
người giàu, người nghèo phiền vì không biết đời trước mình gây nhân gì để bây giờ
không có phương tiện làm việc phúc thiện. Cũng là phiền não nhưng hai thứ phiền não
khác nhau.
Phật kết luận, người nghèo khó kia sẽ sinh được cõi người, hưởng mọi thú vui. Vì
do hận mình không làm được những việc công đức, nên cố gắng tìm cách tu tập. Dù có