Tất cả thệ nguyện thế gian và xuất thế gian, không có thệ nguyện nào bằng thệ
nguyện cầu giác ngộ giải thoát. Vì người con Phật là tu theo Phật, làm theo lời dạy của
Phật, chỉ cầu giác ngộ, không cầu gì khác. Mình được giác ngộ và giúp mọi người giác
ngộ. Không cầu sống lâu, không cầu giàu có. Bởi vì sống lâu rồi cũng chết, tiền tài cũng
không chắc thực. Cho nên chỉ có duy nhất là cầu thành Phật. Cầu thành Phật thì chúng ta
phải có tâm giác, tâm Phật. Phát huy được tâm giác thì mới thành tựu quả Phật.
Hằng ngày chúng ta kiểm tra thấy tham, sân, si tăng trưởng đầy dẫy thì biết là ma
chứ không phải đệ tử Phật. Người tu dù trong hoàn cảnh nào, tại gia hay xuất gia, mỗi
ngày kiểm thấy tham, sân, si giảm bớt thì biết mình tu đúng. Những việc làm công đức,
ngồi thiền, tụng kinh, bố thí, cúng dường cần thiết để hỗ trợ chứ chưa phải là chính yếu.
Cũng giống như chiếc áo chưa phải là nhà tu mà nhà tu thì phải sửa từ tâm, tu từ tâm và
hành động từ tâm.
Đã có những Phật tử trải qua một quá trình tu không phải là ngắn mà vẫn chưa thể
hiện được mình là người Phật tử. Tôi biết một vị hồi xưa học đạo với sư ông tôi. Trải qua
thời gian dài học đạo với thầy tôi, bây giờ vị đó lại đến học đạo với tôi mà cũng chưa
thành Phật tử. Vì sao chưa thành Phật tử? Về nhà con cháu nói gì đó, tức giận la lối, tức
là học Phật mà không áp dụng lời Phật dạy. Tu làm sao cho tham, sân, si giảm nhẹ, thì dù
quí vị có ngồi tại chợ, trong quán v.v… quí vị cũng được an lạc.
Những vị Thiền sư, những vị Bồ tát đi vào cuộc đời này là do các Ngài làm chủ
được tham, sân, si nên các Ngài đi lại tự tại trong thế gian. Ngang qua chỗ hát bội cũng
bình thường, chỗ nhậu nhẹt không hề dính mắc. Như vậy mới độ sanh được.
Người tu hiếu đạo cũng phải phát huy được tính giác của mình. Ở đây có hai việc:
Một là tính, hai là hạnh.
Trước nhất là nói về tính chất. Tính chất ở đây là gốc, tức là dùng ý chí vững
mạnh, đạt cho được gốc bất sanh bất diệt của mình. Người tu theo đạo Phật không phải
chán đời, yếm thế, dễ duôi. Người tu Phật phải cứng rắn, dứt khoát, trí tuệ. Trong kinh
hay trong ngữ lục của các Tổ nói người thấy được và sống được với tính giác của mình,
là người thành tựu được muôn hạnh. Có người nói tính tôi nóng lắm, lời đó không đúng.
Bởi vì tính là cái vô hình, bất sanh bất diệt, là trí tuệ trùm khắp chứ không phải là nóng là