HẠNH HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT - Trang 86

lạnh, là thương là ghét, dài hay ngắn, xấu hay tốt gì cả. Cho nên nói tính tôi hay nóng là

không đúng mà phải nói là bệnh của tôi hay nóng. Bây giờ tôi trị cái bệnh hay nóng thì

mới bỏ được. Còn nói tính thì suốt đời, tới chết cũng không bỏ được.

Tóm lại, nói đến bản tính thì rỗng rang sáng suốt, bất sinh bất diệt, xưa nay mỗi

người đều sẵn như vậy, chỉ vì chúng ta bỏ quên nên không sử dụng được. Giống như

chúng ta có nhiều tiền xu, bỏ đại trong góc nào đó rồi quên đi, muốn tìm mà tìm không

được. Khi lần lần yên lắng, lượm lựa trong góc đó. Lượm lựa mãi nó sẽ trồi ra. Cũng như

vậy, chúng ta yên lắng tham, sân, si, đừng chạy theo bên ngoài, thì mình sẽ nhận ra được

tính giác của mình.

Hai là hạnh. Người phát huy được tính đó rồi thì đến hạnh. Ví dụ như người Phật

tử, lúc đầu mới đi chùa, chưa hiểu đạo. Thời gian sau được học, được nghe, được hiểu,

thấm nhuần Phật pháp thì mới phát huy đức hạnh. Như người ấy thấm nhuần được lời dạy

của Bồ tát Quán Thế Âm là phải nhẫn chịu mọi sự mới thành tựu được đại nguyện của

mình. Nhờ thấm nhuần mà tâm nhu hòa nhẫn nhục. Nhẫn nhục như thế nào? Tất cả

những gì bên ngoài đem đến không chấp nhận, bình thản với mọi việc. Do đó người con

Phật thờ Phật, thờ Bồ tát không có nghĩa là thờ hình ảnh của các Ngài để trấn giữ nhà cửa

cho mình. Quan niệm đó sai lầm. Nhìn vào tượng Bồ tát Quán Thế Âm, thấy dung nhan

Ngài, nhớ lại công phu tu hành và thành quả của Ngài, Ngài làm được mình cũng làm

được. Bởi vì khi làm Ngài cũng còn là một chúng sinh. Như câu chuyện Quan Âm Thị

Kính. Hồi tiểu Kính Tâm mang bị lên núi vào chùa Vân Tự, lúc đó Ngài đâu phải là Bồ

tát (Nếu có Bồ tát thì là Bồ tát nhân) mà Ngài là một người nữ. Gặp tình huống éo le

trong gia đình, cô giả trai tìm chỗ để tu hành. Chịu bao nhiêu oan khiên roi vọt, tất cả

Ngài đều nhịn nhục được nên mới thành tựu được quả vị Bồ tát.

Mỗi khi chúng ta nhìn vào tượng Phật, tượng Bồ tát là học những đức hạnh của

các Ngài. Như nhìn tượng của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, vị giáo chủ cõi Ta bà,

chúng ta liền nhớ, trải vô lượng kiếp, Ngài đã chịu đựng những khó khổ, nhẫn nhục và

thành tựu trí tuệ, từ bi trùm khắp. Chúng ta học theo hạnh của Ngài, không nhiễm, không

vướng. Trong vương vị hoàng tử, lại đi tìm đường để cứu khổ cho bản thân và tất cả

chúng sanh. Ngài và người hầu qua dòng sông A-nô-ma, rút gươm cắt tóc, cởi trả hết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.